【kinh nghiệm chơi xóc đĩa】Bí ẩn tác giả cuốn từ điển
Để giải đáp về điều này, PV đã liên hệ tới những người có uy tín trong lĩnh vực từ điển học để có thêm thông tin về tác giả Vũ Chất. Tuy nhiên, câu trả lời hầu như chỉ là những cái lắc đầu.
Trao đổi với PV, PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) cho biết không hề biết đến tác giả Vũ Chất và cũng chưa nghe thấy tên trong làng từ điển bao giờ.
“Gần như không thấy xuất hiện ở tất cả các loại từ điển và đây là cuốn từ điển đầu tiên mà tôi thấy đứng tên tác giả này. Vũ Chất có thể là tên tác giả thật trên đời này nhưng không ngoại trừ khả năng có thể là chỉ bút danh của một ai đó”, ông Tình nói.
Tuy nhiên, theo ông Tình, khi gặp vấn đề thì đầu mối trách nhiệm đầu tiên là phải tìm về các nhà xuất bản, vì đó là xuất bản phẩm của họ tung ra thị trường.
Theo ông Tình phân tích, vẫn có trường hợp, thậm chí các nhà xuất bản cũng không biết được tác giả cụ thể là ai bởi do quá trình làm việc chỉ thông qua đối tác liên kết (như nhà sách, công ty nào đó,…).
“Con đường bản thảo của tác giả đến nhà xuất bản không chỉ bằng con đường từ tác giả trực tiếp mà có thể qua nhiều kênh khác nhau. Đối tác liên kết chỉ báo cáo bản thảo và tên chứ không phải tác giả trực tiếp liên hệ.
Trường hợp này có thể xảy ra nhiều lắm chứ và nếu như thế thì chuyện nhà xuất bản cũng không biết tác giả này là ai cũng là điều đương nhiên”, ông Tình cho biết.
Còn TS. Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyên trưởng phòng từ điển Ngữ văn khẳng định chắc chắn trước đây bà đã từng viết bài phản ánh, phê bình liên quan đến một loạt cuốn từ điển, trong đó có điểm đến cuốn của tác giả Vũ Chất có nội dung tương tự cuốn được báo phản ánh. Tuy nhiên, khi được hỏi thông tin về tác giả Vũ Chất, bà Lan cũng chỉ lắc đầu.
“Có thể là bút danh của một tác giả nào đấy hoặc cũng có thể Vũ Chất chỉ là một cái tên người ta đặt ra để kinh doanh sách. Không ai biết Vũ Chất là ai để mà truy nguyên, như chúng tôi đây cũng mù tịt thông tin về tác giả này”, bà Lan nói.
Theo bà Lan, trong quá trình nghiên cứu từ điển, bà đã gặp rất nhiều trường hợp, nhiều người lấy một cái tên nào đó rồi làm nhái, xào xáo, cắt xén nội dung rồi bán ra thị trường, tự nhận là sách của mình.
Khi được hỏi về điều này, ông Phạm Hùng Việt, Nguyên Viện trưởng Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam cho biết: “Tác giả Vũ Chất thì ngay những người trong ngành từ điển học như chúng tôi cũng không biết và không thấy tác phẩm của ông này trong làng từ điển. Chưa thấy cuốn từ điển nào đứng tên ông ấy bao giờ. Chỉ sau khi phát hiện ra cuốn Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh thì mới biết đến tác giả này”
Đồng quan điểm với bà Nga, ông Việt cho rằng, không ngoại trừ khả năng một người nào đấy chỉ lấy một cái tên nào đấy để trốn tránh trách nhiệm khi tung sách ra thị trường, với mục đích kinh doanh.
Theo Infonet
Bắc Triều Tiên bắn 3 tên lửa vào Đại Dương Hàn Quốc
(责任编辑:La liga)
- Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
- Niềm vui của người trồng cà phê
- Ra mắt BNI Compound Chapter
- Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- Chắt chiu mật ngọt
- Tiến đến Vòng chung kết FIFA U20 World Cup 2017: Du học
- Đổi mới tư duy để phát triển nông nghiệp bền vững
- Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- U19 Việt Nam: Tiếp bước đàn anh Công Phượng và các đồng đội
- Phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
- Việt Nam là nguồn cung sầu riêng lớn thứ 2 vào Trung Quốc
- Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- Cháy rụi 10 căn nhà tại chợ Thới Bình
- HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- Công ty Điện lực Bình Phước tuyên truyền vi phạm sử dụng điện (trộm cắp điện)
- Đảm bảo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở TP Cần Thơ an toàn, nghiêm túc
- Đội tuyển nữ Việt Nam “làm mưa làm gió” trên sân cỏ
- Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- U19 Việt Nam lần đầu được xếp nhóm hạt giống số 1 U19 châu Á