【đội hình brentford gặp west ham】‘Lớp cha trước, lớp con sau…’
Năm 2024,ớpchatrướclớđội hình brentford gặp west ham toàn tỉnh có 553 thí sinh đăng ký sơ tuyển vào các học viện, trường quân đội. Qua khám tuyển, xác minh lý lịch chính trị có 366 thí sinh đủ điều kiện dự tuyển. Kết quả có 122 thí sinh trúng tuyển vào 11 học viện, trường quân đội, trong đó 8 thí sinh có ba hoặc mẹ đang công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Binh đoàn 16 và Kho 882. Đó không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của các gia đình, các địa phương mà còn cả lực lượng vũ trang tỉnh.
Tấm gương bộ đội Cụ Hồ
Đại tá Nguyễn Thành Ruân, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh cho biết: Nhiều em trúng tuyển đợt này có số điểm rất cao như em Trần Hùng Hải (trúng tuyển Trường Sĩ quan Chính trị) 29 điểm, em Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (trúng tuyển Học viện Quân y) với 28,25 điểm… Sinh ra trong các gia đình làm nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng các em vẫn lựa chọn theo con đường binh nghiệp, đó thực sự là niềm vui lớn đối với cán bộ, chiến sĩ đang khoác lên mình màu áo lính hôm nay.
Thí sinh trúng tuyển vào học viện, trường quân đội được Đảng ủy Bộ CHQS tỉnh tuyên dương, động viên tinh thần
Mỗi thí sinh là một câu chuyện, một lý do khác nhau khi kết thúc 12 năm học phổ thông đã quyết gắn tương lai của mình với con đường binh nghiệp. Với thí sinh Võ Hoàng Long (xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài, có bố đang công tác tại Bộ CHQS tỉnh) thì việc được nghe, xem, được chứng kiến hình ảnh chỉn chu, chuẩn mực qua lời ăn, tiếng nói, phong cách chỉ huy quyết đoán và sự quan tâm tinh tế của bố đến đồng chí, đồng đội là động lực lớn để Long lựa chọn, quyết tâm qua 3 năm học THPT và được xét tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Còn với thí sinh Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp, có bố đang công tác tại Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh) thì ấn tượng với những chú bộ đội, người lính Cụ Hồ luôn có mặt ở nơi khó khăn, gian khổ nhất để hỗ trợ, giúp đỡ người dân, mà trong đó thấp thoáng hình ảnh thân thuộc của bố mình xông pha trên tuyến đầu trong những ngày xảy ra đại dịch Covid-19. Hay với Nguyễn Thiện Minh (dân tộc Mường, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, có bố đang công tác tại Binh đoàn 16), việc chứng kiến tình quân dân thắm thiết giữa bộ đội với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có bố mình cũng là lý do để em quyết tâm học, đăng ký thi và đậu vào Học viện Kỹ thuật quân sự với 26,01 điểm. Minh cũng là 1 trong 9 thí sinh người dân tộc thiểu số trúng tuyển năm 2024.
Phát huy truyền thống gia đình
Nguyễn Thị Hạnh Nguyên chia sẻ: “Để trở thành sinh viên của một trường đại học là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu không chỉ của riêng em mà còn của bao nhiêu bạn trẻ khác trong suốt những năm học phổ thông. Chúng em rất vui bởi bước đầu hoàn thành ước mơ của mình khi trở thành học viên của các học viện, trường trong quân đội, nơi sẽ giúp chúng em tiếp cận nguồn tri thức mới, cách làm việc khoa học và trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ công việc và cuộc sống sau này. Môi trường quân đội là nơi chúng em học tập, rèn luyện, trau dồi bản thân để trở thành người chiến sĩ cách mạng, góp phần nhỏ bé trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Những suy nghĩ sâu sắc, những ước mơ cao đẹp ấy của các thí sinh trúng tuyển vào các học viện, trường trong quân đội thật đáng trân trọng. Các bạn trẻ sẽ luôn giữ vững lập trường, không ngừng rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành trong môi trường quân đội để tiếp tục phát huy truyền thống gia đình, trở thành những quân nhân tiên phong, gương mẫu và đặc biệt đối với những em có bố hoặc mẹ đang công tác trong môi trường quân đội khi “lớp cha trước, lớp con sau - đã thành đồng chí chung câu quân hành”.
Đại tá Nguyễn Thành Ruân, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh mong muốn và tin tưởng các em sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của gia đình và quê hương Bình Phước, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện, khắc phục mọi khó khăn. Gia đình và địa phương luôn đồng hành, ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập, rèn luyện, trở thành những sĩ quan tương lai xuất sắc của quân đội.