【đội hình brighton gặp west ham】Vượt khó chinh phục ước mơ

Anh Đằng chia sẻ: Hồi nhỏ,ượtkhoacutechinhphụcướcmơđội hình brighton gặp west ham tôi từng lấy khăn làm phục trang, lấy cây bình bát làm kiếm rồi ca diễn bắt chước theo các cô chú nghệ sĩ biểu diễn trên tivi. Cứ thế, tôi ước mơ khi lớn lên được làm nghệ sĩ cải lương.

Năm 1999, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Đằng dự thi cùng lúc vào ngành Ngữ văn Anh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh và diễn viên cải lương, Cao đẳng Sân khấu điện ảnh TP. Hồ Chí Minh. Do chưa có người hướng dẫn kỹ về nhịp, cách ca nên anh Đằng không trúng tuyển ngành diễn viên cải lương. Sau 2 năm là sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, anh tiếp tục thi một lần nữa với chuyên ngành diễn viên cải lương nhưng lại không đạt như ý muốn. Vì đam mê nên anh xin học lớp dự thính để mong được tiếp cận những kiến thức, bài giảng về sân khấu cải lương từ các thầy cô trong khoảng thời gian 3 năm (2001-2004). 

Sau đó, anh nghĩ phải chọn hướng đi thích hợp để nuôi sống bản thân và nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật. Thế là anh lại chọn tiếp con đường trau dồi ngoại ngữ tại Trường đại học Hồng Bàng. Cũng trong thời điểm này, nhờ quen biết một số anh chị nghệ sĩ nên Phạm Văn Đằng đã thử sức với việc sáng tác vọng cổ, kịch bản cải lương. Một số bài ca của anh được các nghệ sĩ chọn biểu diễn và nhận lời khen ngợi có triển vọng. Năm 2005, được nghệ sĩ Đồng Thanh Phong giới thiệu, Phạm Văn Đằng bắt đầu sáng tác cho các trung tâm băng nhạc và được phát sóng trên các đài như HTV, VTV. Cũng từ đó, anh càng đam mê sáng tác kịch bản cải lương và bài vọng cổ.

Đến nay, số lượng tác phẩm của anh lên đến trên 300. Đó là “gia tài” quý báu mà anh luôn trân trọng và sẽ phấn đấu không ngừng với niềm đam mê của mình. “Đối với tôi, việc sáng tác kịch bản cải lương, bài vọng cổ không chỉ là công việc nuôi sống bản thân, mà còn thể hiện trăn trở trước những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống. Cùng chia sẻ vui buồn, mang món ăn tinh thần đến với mọi người để cuộc đời này thêm tươi đẹp” - Phạm Văn Đằng chia sẻ. 

Niềm hạnh phúc với anh là được học hỏi từ các soạn giả đi trước và tham gia chuyển thể cùng soạn giả Hoàng Song Việt trong vở cải lương “Thầy Ba Đợi” (nguyên tác: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ) nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương.

Cúp C2
上一篇:9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
下一篇:Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần