【lbd hn】Vai trò của thương mại trong ứng phó với khủng hoảng y tế toàn cầu
Giải pháp cho cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu | |
IFC hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu | |
Vai trò của Mỹ trong đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu |
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới Ngozi Okonjo-Iweala |
Nội dung này được nhấn mạnh trong báo cáo mang tên "Liệu pháp thương mại: Hợp tác sâu rộng để tăng cường khả năng phòng ngừa đại dịch" của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được công bố cuối tuần qua.
Báo cáo nêu trên đã nghiên cứu cách tận dụng thương mại để hỗ trợ an ninh y tế toàn cầu. Báo cáo cũng cung cấp dữ liệu mới về vai trò của thương mại hàng hóa, dịch vụ y tế và chuỗi giá trị y tế trong thập kỷ qua; khảo sát bối cảnh chính sách phát triển ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa và dịch vụ y tế trước và sau đại dịch Covid-19; đồng thời đề xuất kế hoạch hành động nhằm cải thiện chính sách thương mại và hợp tác quốc tế sâu rộng hơn để đối phó với các đại dịch trong tương lai.
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế để cải thiện an ninh y tế toàn cầu. Bà Okonjo-Iweala khẳng định báo cáo cho thấy thương mại là một động lực tốt, cho phép tiếp cận hàng hóa và dịch vụ y tế cả trong thời điểm bình thường, cũng như trong thời kỳ khủng hoảng.
Đề cao "vai trò duy nhất" mà WTO và WB có thể thực hiện trong việc thúc đẩy thương mại để cải thiện an ninh y tế toàn cầu, Giám đốc Điều hành Chính sách Phát triển và Quan hệ Đối tác của WB, bà Mari Pangestu cho biết thế giới cần mở cửa thương mại nhiều hơn, chứ không phải đề cao chủ nghĩa dân tộc kinh tế. Báo cáo nhấn mạnh vai trò quan trọng của thương mại quốc tế trong ứng phó với đại dịch Covid-19. Các nước cần hợp tác để đảm bảo thế giới có thể chuẩn bị và ứng phó hiệu quả hơn với đại dịch tiếp theo.
Báo cáo nhấn mạnh thị trường mở có thể tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ và hàng hóa y tế - bao gồm các yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất, cải thiện chất lượng và sự đa dạng của chúng, đồng thời giảm chi phí của loại dịch vụ và hàng hóa này. Thương mại mở, kết hợp với hỗ trợ tài chính của chính phủ, cũng thúc đẩy sự đổi mới dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của vắc xin trong cuộc khủng hoảng Covid-19.
Tuy nhiên, việc tập trung sản xuất quá mức, các chính sách hạn chế thương mại, gián đoạn chuỗi cung ứng và phân biệt quy định có thể đe dọa đến khả năng của hệ thống y tế công cộng trong việc ứng phó với đại dịch và các cuộc khủng hoảng y tế khác. Báo cáo cũng xem xét cách cộng đồng quốc tế có thể tận dụng hệ thống thương mại toàn cầu trong tương lai để cải thiện phản ứng tập thể đối với các cuộc khủng hoảng toàn cầu nhằm đảm bảo an ninh y tế toàn cầu.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng báo cáo này là một lời nhắc nhở kịp thời trước thềm Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 (MC12). Các bộ trưởng thương mại từ 164 nước thành viên WTO đang chuẩn bị tham dự MC12 diễn ra từ 12 đến 15/6 tại trụ sở của WTO ở Geneva (Thụy Sĩ), đánh dấu hội nghị đầu tiên sau hơn 4 năm gián đoạn.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/492f791748.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。