Bộ trưởng Bộ Tài chínhĐinh Tiến Dũng trình bày báo cáo (Ảnh: QK) |
Cuối năm 2019,ànhhơntỷđồngcảicáchtiềnlươcac nha cai uy tin khi thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Quốc hội giao Chính phủ từ 1/7/2020 thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Báo cáo tại phiên họp sáng 15/5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định dành tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương 12,88 nghìn tỷ.
Đây là số tiền được bố trí từ nguồn vượt thu và tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương năm 2019 với tổng số là 49,1 nghìn tỷ đồng, gồm 32,2 nghìn tỷ đồng vượt thu (không kể số vượt thu viện trợ) và 16,9 nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi trả nợ lãi.
Đối với nguồn vượt thu của ngân sách địa phương, tổng số là 106 nghìn tỷ đồng, sau khi sử dụng số vượt thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết để bổ sung vốn đầu tưcác dự án quan trọng (73,38 nghìn tỷ), Chính phủ cũng dành nguồn cải cách tiền lương năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025 là 22,8 nghìn tỷ. Như vậy, cùng với nguồn 12,88 nghìn tỷ nói trên, sẽ có khoảng 35 ngàn tỷ đồng được dành cho công tác cải cách chính sách tiền lương.
Tuy nhiên, trước tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hướng dẫn đề nghị các địa phương ưu tiên dành nguồn tăng thu còn lại này để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, hỗ trợ người dân trên địa bàn chịu tác động của dịch Covid-19 và hỗ trợ đảm bảo cân đối ngân sách địa phương trong trường hợp hụt thu so với dự toán Quốc hội giao (nếu có), ông Dũng cho biết.
Thẩm tra kết quả thực hiện ngân sách nhà nước, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá, việc tập trung ưu tiên tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW và dành nguồn chi các chính sách cấp bách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 của Chính phủ là hợp lý và đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ sớm phân bổ nguồn vốn này và báo cáo Quốc hội theo quy định của Luật.
Về tình hình phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, cơ quan thẩm tra chỉ rõ, một số địa phương quyết định dự toán chi chưa phù hợp với định hướng của Trung ương, nhất là các khoản chi được Trung ương giao đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chi cải cách tiền lương,…
Thực tế cho thấy, vẫn còn xảy ra việc giao vốn đầu tư không đúng đối tượng sử dụng, dự ánchưa đủ điều kiện, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải phản ánh.