当前位置:首页 > Cúp C2

【bxh h2 anh】Tuyến đường sắt 3A trị giá 68.000 tỷ đồng và 18 liên danh lọt sơ tuyển 8 dự án PPP cao tốc Bắc

Dự ánMetro Star: Hối hả thi công chờ đón tuyến Metro số 1

TheếnđườngsắtAtrịgiátỷđồngvàliêndanhlọtsơtuyểndựánPPPcaotốcBắbxh h2 anho thông tin từ Tập đoàn C.T Group, chủ đầu tưdự án Metro Star, sau thời gian giãn cách xã hội, các nhà thầuđang đẩy nhanh thi công ngày 3 ca nhằm đảm bảo tiến độ triển khai dự án.

Bên trong dự án, các nhà thầu đang hối hả thi công sau thời gian giãn cách xã hội

Cụ thể, Tập đoàn Phan Vũ – đơn vị thi công móng, cọc của dự án, đã triển khai gần xong phần cọc đại trà. Nhà thầu áp dụng phương pháp thi công top-down, khi hoàn thiện phần hầm sẽ lên các tầng đế và tháp. Dự kiến, phần đài móng sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 6/2020 và sẽ đóng nắp hầm vào cuối tháng 8/2020.

Phía chủ đầu tư cũng cho biết thêm nhà thầu xây dựng Ricons và đơn vị giám sát quốc tế Apave (Pháp) cam kết đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng dự án, để kịp bàn giao nhà vào quý 4/2021 khi tuyến Metro số 1 đưa vào vận hành.

Tọa lạc tại 360 Xa lộ Hà Nội, quận 9 (TP.HCM), dự án Metro Star được xây dựng trên diện tích hơn 18.000 m2, với quy mô 2 block nhà cao 30 tầng (2 tầng hầm, 2 tầng thương  mại phức hợp) và 1.600 căn hộ. Đây là một trong số ít các dự án được kết nối trực tiếp với tuyến Metro số 1.

Các tín hiệu khởi sắc liên tục gần đây từ tuyến Metro số 1 mang đến cơ hội bứt phá rõ nét cho thị trường bất động sảndọc Xa lộ Hà Nội. Trong đó, thông tin Shophouse Metro Star có cầu bộ hành kết nối trực tiếp ga Metro 10 đang thu hút sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư bất động sản.

Đề xuất đầu tư 4.194 tỷ đồng xây dựng sân bay Sa Pa theo hình thức PPP

Sân bay Sa Pa được đề xuất xây dựng với công suất 1,5 triệu hành khách/năm, bằng một nửa công suất được Bộ GTVT quy hoạch hồi cuối năm 2019.

Phối cảnh cảng hàng không Sa Pa.

UBND tỉnh Lào Cai vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên.

Theo đó, cảng hàng không Sa Pa được xây dựng trên diện tích 371 ha là sân bay dân dụng cấp 4C và sân bay quân sự cấp II, công suất 1,5 triệu hành khách/năm với 1 đường cất hạ cánh, hệ thống đường giao thông kết nối với tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai quy mô 2 làn xe.

Tổng mức đầu tư Dự án là 4.194 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách địa phương tham gia là 1.195 tỷ đồng phục vụ công tác đền bù GPMB, đường trục vào cảng, tháp không lưu; vốn chủ sở hữu nhà đầu tư kết hợp với vốn vay thương mại là 2.999 tỷ đồng sẽ đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh và nhà ga hàng không.

UBND tỉnh Lào Cai dự kiến thời gian thực hiện Dự án là 50 năm, trong đó thời gian xây dựng là 4 năm, thời gian thu phí hoàn vốn, tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư là 46 năm.

Trước đó, vào tháng 11/2019, Bộ GTVT đã có Quyết định số 2108/QĐ – BGTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn đến năm 2030.

Theo đó, sân bay Sa Pa có vị trí, chức năng trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc là cảng hàng không nội địa; tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Sân bay có công suất 3.000.000 hành khách/năm; loại máy bay code C hoặc tương đương.

Sân bay Sa Pa có 1 đường cất hạ cánh (CHC) kích thước 2.400m x 45m, hướng 32-14. Lề vật liệu mỗi bên rộng 7,5m. Xây dựng dải hãm phanh hai đầu kích thước 100m x 60m. Sân quay đầu 32 đảm bảo khai thác. Có dự trữ đất phía Nam của đường CHC để có thể kéo dài đường CHC lên 3.050m giai đoạn sau năm 2030.

Theo quy hoạch, sân bay Sa Pa có 1 nhà ga hành khách 2 cao trình, đáp ứng công suất khai thác đáp ứng đến 3 triệu hành khách/năm. Có dự trữ đất phía Nam của nhà ga để có thể xây dựng thêm 1 nhà ga hành khách giai đoạn sau năm 2030.

Vào giữa tháng 9/2018, UBND tỉnh Lào Cai đã gửi Bộ GTVT đề xuất phương án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa với tổng mức đầu tư 5.778,9 tỷ đồng. Trong phương án này, tỉnh Lào Cai đề xuất giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV đầu tư nhà ga hành khách công suất 2 triệu lượt hành khách/năm, sân đỗ máy bay, đèn đêm với tổng mức đầu tư 1.724 tỷ đồng; Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đầu tư hệ thống khu bay trị giá 160 tỷ đồng. Tỉnh Lào Cai và một số nhà đầu tư khác sẽ đầu tư các công trình khu bay, đường giao thông kết nối... với kinh phí 2.861 tỷ đồng.

Khôi phục mọi hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách trong nước

Các đơn vị kinh doanh vận tải thuộc tất cả loại hình được phép khôi phục 100% tần suất hoạt động khai thác trong nước của các phương tiện vận tải hành khách kể từ 0h ngày 8/5.

Bộ GTVT vừa có công văn hỏa tốc gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam; Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc khôi phục hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách ở trong nước.

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục: Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam thông báo tới các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện khôi phục 100% tần suất hoạt động khai thác trong nước của các phương tiện vận tải hành khách (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, tàu bay, tàu thủy…) để hoạt động vận tải trở lại bình thường. Thời gian áp dụng quy định mới này là từ 0h ngày 8/5/2020.

Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục: Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam trong phạm vi quản lý phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nắm bắt tình hình vận tải hành khách tại địa phương và kịp thời xử lý các tình huống phát sinh; tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải hành khách trong tình hình mới theo đúng quy định.

Theo Bộ GTVT, đây là quy định để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 7/5/2020 và nhằm đảm bảo phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu đi lại của người dân phù hợp với thực tế hiện nay; đồng thời để tháo gỡ khó khăn, sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệpvận tải và vẫn đảm bảo hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID - 19 cho người điều khiển, tiếp viên, nhân viên phục vụ, hành khách khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 sẽ sớm được thẩm định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 606/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (Dự án).

Một đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Quảng Nam.

Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Dự án do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc thẩm định Dự án.

Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh theo đúng quy định, bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.

Vào đầu tuần này, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể đã ký tờ trình số 4185/TTr – BGTVT đề nghị Thủ tướng thẩm định Dự án với nội dung chính là chuyển đổi hình thức đầu tư 8 dự án thành phần dự kiến đầu tư theo hình thức PPP sang sử dụng vốn đầu tư công với tổng mức đầu tư khoảng 99.493 tỷ đồng.

8 dự án PPP dự kiến chuyển đổi sang hình thức đầu tư công gồm các đoạn: Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Ngoài 55.000 tỷ đồng vốn nhà nước đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; với phần còn thiếu (khoảng 44.493 tỷ đồng), Bộ Giao thông - Vận tải kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép bổ sung trong kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.

Để hạn chế tác động tiêu cực của việc chuyển đổi hình thức đầu tư, đặc biệt là giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước và không làm ảnh hưởng đến doanh thu các dự án PPP trên Quốc lộ 1 và các tuyến song hành, Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất phương án tiến hành thu phí hoàn vốn sau khi các công trình này hoàn thành, đưa vào khai thác.

Cần phải nói thêm rằng, tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017, Quốc hội đã giao Chính phủ trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ đầu tư khoảng 654 km đường cao tốc Bắc - Nam gồm 11 dự án thành phần, trong đó 3 dự án thành phần đầu tư công và 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP; tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng (bao gồm 55.000 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước; 63.716 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách.

Được biết, hiện nay sau khi hoàn tất việc sơ tuyển, Bộ Giao thông - Vận tải sẽ phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư cuối tháng 5/2020, thời gian tối thiểu theo quy định để triển khai giai đoạn đấu thầukhoảng 6 tháng. Như vậy, trường hợp đấu thầu thành công cũng chỉ có thể lựa chọn được nhà đầu tư trong tháng 11/2020; đàm phán ký kết hợp đồng trong tháng 12/2020; bắt đầu triển khai thi công từ đầu năm 2021.

Rút kinh nghiệm từ các dự án BOT giai đoạn trước đây, Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/3/2018 Chính phủ quy định trong trường hợp sau 6 tháng không ký được hợp đồng tín dụng đủ phần vốn vay theo quy định để triển khai dự án, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng và hợp đồng hết hiệu lực. Như vậy, trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trong năm 2020 cũng chưa thể khẳng định có thể triển khai ngay các dự án thành phần PPP trong năm 2021.

Trong khi đó, bên cạnh việc xác định rõ ràng, kiểm soát được tiến độ triển khai, quá trình chuyển đổi hình thức đầu tư 8 dự án thành phần từ hình thức PPP chuyển sang đầu tư công sẽ giảm tổng mức đầu tư do không phát sinh chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng (giảm khoảng 3.020 tỷ đồng).

Trường hợp được cấp có thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi hình thức đầu tư, có thể khởi công đồng loạt 8 dự án chuyển đổi trong năm 2020 - lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.

Bộ GTVT đã giải ngân hơn 9.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 4 tháng đầu năm 2020

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công do Bộ GTVT quản lý trong 4 tháng đầu năm 2020 đã đạt gần 25% kế hoạch cả năm và sẽ còn được đẩy nhanh hơn nữa sau khi một số dự án lớn kết thúc quá trình lựa chọn nhà thầu xây lắp.

Theo đó, đến hết tháng 4/2020, Bộ GTVT đã giải ngân được 9.208 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 24,6% kế hoạch giải ngân cả năm (9.208/37.438 tỷ đồng), gồm 7.584 tỷ đồng kế hoạch năm 2020, đạt 23,9% kế hoạch đã giao các chủ đầu tư (7.584/31.689 tỷ đồng), tương đương 22,5% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (7.584/33.649 tỷ đồng) và 1.624 tỷ đồng kế hoạch năm 2019 kéo dài, đạt 43% (1.624/3.789 tỷ đồng). Riêng trong tháng 4 giải ngân thêm được 1.711 tỷ đồng (lũy kế thực hiện đến hết tháng 4/2020 là 9.208/lũy kế thực hiện đến hết tháng 4/2020 là 7.497 tỷ đồng.

Thi công đào đắp nền đường tại Dự án đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Kết quả giải ngân của ngành GTVT trong quý I và tháng 4/2020 không chỉ cao nhất trong nhiều năm trở lại đây mà còn cao hơn mức bình quân chung của cả nước khoảng 6,5%.

Ngoài việc năm nay vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao sớm, sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và các thứ trưởng phụ trách các dự án đã giúp kết quả giải ngân của Bộ GTVT đã có chuyển biến tích cực, công tác kế hoạch dần đi vào nề nếp, đặc biệt nhóm các dự án đường sắt cấp bách cơ bản sẽ khởi công trong tháng 5 và tháng 6/2020.

Mặc dù trong tháng 4/2020 giải ngân 1.711 tỷ đồng thấp hơn so với 2.642 tỷ đồng kế hoạch đề ra, tuy nhiên lũy kế 4 tháng cơ bản vẫn đáp ứng yêu cầu do tháng 3/2020 đã giải ngân vượt kế hoạch khoảng 850 tỷ đồng (do trả nợ được trước dự kiến của Dự án BT La Sơn - Túy Loan).

Theo lãnh đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh,đơn vị vừa hoàn thành toàn bộ công tác lựa chọn nhà thầu của 11 gói thầu xây lắp thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn.

“Chúng tôi đang hoàn thiện các thủ tục để ký kết hợp đồng với các nhà thầu. Toàn bộ 11 gói thầu xây lắp của dự án sẽ triển khai thi công đồng loạt trong đầu tháng 5 này. Bên cạnh khối lượng tạm ứng 20% giá trị hợp đồng, nếu mặt bằng được chính quyền địa phương bàn giao sớm, chúng tôi có thể hoàn thành kế hoạch giải ngân sớm hơn kế hoạch đề ra”, ông Lâm Văn Hoàng, Giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh khẳng định. Lãnh đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết thêm là cán bộ đơn vị luôn quán triệt chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT là luôn bám sát công trường; cầm tay, chỉ việc tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, sớm đưa công trình vào khai thác.

Một nguồn giải ngân vốn đầu tư quan trọng khác là từ công tác GPMB 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Hiện các ban quản lý dự án thuộc Bộ GTVT sẽ phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) 654 km cao tốc Bắc – Nam vào cuối tháng 6/2020. Nếu bám sát kế hoạch GPMB nói trên, sẽ có thêm hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư công sẽ được giải ngân trong ít tháng tới.

Bên cạnh các Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án có kết quả giải ngân vượt kế hoạch đề ra như Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban Quản lý dự ánThăng Long, Ban quản lý dự án 85, Bộ GTVT cho biết là còn các chủ đầu tư có kết quả thực hiện kế hoạch đáng quan ngại, trong đó Sở GTVT Kon Tum và Sở GTVT Hòa Bình hầu như chưa giải ngân kế hoạch 2020.

Theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Bộ GTVT, trong bối cảnh cả hệ thống chính trị và toàn dân đang tập trung nỗ lực kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, nền kinh tếgặp nhiều khó khăn đặc biệt là đợt giãn cách toàn xã hội trong tháng 4 cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội, Bộ GTVT  đang rất nỗ lực để thúc đẩy tiến độ giải ngân và thi công các dự án do Bộ quản lý, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia.

Để thực hiện thành công kế hoạch năm 2020 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông Huy cho biết là Bộ trưởng Bộ GTVT đã chỉ đạo rất quyết liệt các Chủ đầu tư/ Ban Quản lý dự án phải kiện toàn, tăng cường năng lực cán bộ điều hành tại các dự án; phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy nhanh công tác GPMB, chỉ đạo quyết liệt công tác nội nghiệp. Các cơ quan tham mưu của Bộ phải thường xuyên đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ những thủ tục đầu tư.

Trước đó, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định kết quả giải ngân của từng dự án được phân công theo dõi là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020, trường hợp kết quả giải ngân năm 2020 đạt dưới 100% thì phải xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu, chủ đầu tư dự án và các cá nhân liên quan. Đặc biệt, phải kịp thời loại bỏ những cán bộ, công chức yếu kém về năng lực, trình độ hoặc suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, gây nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc thao túng, chi phối trong quản lý vốn đầu tư công, đấu thầu.

Quảng Ninh sẽ làm đường 6 làn xe nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với thị xã Đông Triều

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có cuộc họp để cho ý kiến về Quy hoạch Dự án đường ven sông nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với TX Đông Triều. Theo đó, công trình sẽ được triển khai với quy mô 6 làn đường trong giai đoạn đầu tiên.

Nhằm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cho toàn khu vực phía Tây, lực hút mới để tăng sức hấp dẫn thu hút nhà đầu tư trong, ngoài nước vào các địa phương Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều; tăng tính liên kết mạnh mẽ hơn cho tam giác kinh tế Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh quyết định đầu tư tuyến đường ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với TX Đông Triều.

Đơn vị tư vấn báo cáo các phương án đề xuất đầu tư đường ven sông.

Trên cơ sở đó, tại cuộc họp, đơn vị tư vấn đã đề xuất 3 phương án tiền khả thi để tỉnh cân đối, lựa chọn phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển tại các khu vực tuyến đi qua.

Cụ thể, phương án 1: Đường tránh đô thị có chiều dài 52,1km, tổng quỹ đất khai thác sau đầu tư 8.900ha, giảm thiểu ảnh hưởng đến hiện trạng và quy hoạch dự án đã có, giải quyết ách tắc giao thông hiện tại trên QL18.

Phương án 2: Trục cảnh quan ven sông, tuyến đường sẽ bám sát sông có đường dài 54,6km, quỹ đất khai thác sau đầu tư khoảng 10.000ha, tuy nhiên chỉ khai thác được một bên, giảm hiệu quả đầu tư, một số điểm di tích bị ảnh hưởng.

Phương án 3: Giao thông và dịch vụ có đường dài 51,4km, quỹ đất khai thác sau đầu tư 9.800ha, phát huy được quy hoạch đã có, chi phí giải phóng mặt bằng thấp, khai thác được 2 bên tuyến gắn với các khu đô thị, đầu mối giao thông, hình thành hành lang ven sông bảo vệ không gian sinh thái.

Ông Nguyễn Văn Thắng, tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: Dự án này rất cần thiết để tiếp tục phát huy hiệu quả sau đầu tư một số hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh, đáp ứng yêu cầu mở rộng địa giới hành chính. Trên cơ sở đề xuất ý tưởng của đơn vị tư vấn, ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan, ông Thắng cũng đánh giá phương án 3 là khả thi, phù hợp với định hướng phát triển tuyến đường chiến lược, động lực khu vực miền Tây của tỉnh. Do đó, sẽ tập trung nghiên cứu theo phương án đề xuất này.

Thiết kế cần nghiên cứu cụ thể, chi tiết các đoạn tuyến, gắn kết chặt chẽ các khu công nghiệp, cảng biển, khu công nghệ cao của tỉnh, hình thành hành lang ven sông bảo vệ không gian sinh thái, bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp theo đúng định hướng của tỉnh, đảm bảo hài hòa quy hoạch phát triển tổng thể của địa phương đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh thống nhất quy mô tuyến đường giai đoạn đầu tư 2021-2026 là 6 làn xe. Căn cứ theo tình hình phát triển thực tế khu vực tuyến đi qua sẽ rộng lên 10 làn xe.

Hé lộ danh tính 18 liên danh nhà đầu tư lọt qua vòng sơ tuyển 8 dự án PPP cao tốc Bắc – Nam

Ngoại trừ Dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết không có nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển, 18 liên danh đã được Bộ GTVT xác nhận là đủ điều kiện nhận hồ sơ mời thầu tại 7 dự án PPP thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Theo thông tin từ Bộ GTVT, tính đến đầu tháng 5/2020, Bộ GTVT đã hoàn tất bước sơ tuyển nhà đầu tư cho 8 dự án thành phần được triển khai theo hình thức PPP thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Một đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua Thừa Thiên Huế sắp được đưa vào khai thác.

Theo đó,  7/8 dự án thành phần có tối thiểu 2 nhà đầu tư với tổng cộng 18 liên danh nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển; 1 dự án thành phần đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư qua sơ tuyển.

Tại Dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45 có 2 liên danh vượt qua vòng sơ tuyển gồm: Thành Công – Huyndai Thành Công Việt Nam – Cienco4; Trung Nam – Miền Trung – Cường Thịnh Thi – Lắp máy Trung Nam – CM Việt Nam.

Tại Dự án Quốc lộ 45 – Nghi Sơn có 2 liên danh vượt qua vòng sơ tuyển gồm: Cienco4 – Hòa Bình – Thuận An – Tân Thành Đô – Công ty 18; Licogi16 – FECON – 468 – Điền Phước – Công ty CP Hạ tầng và phát triển đô thị FECON.

Tại Dự án Nghi Sơn – Diễn Châu có 2 liên danh vượt qua vòng sơ tuyển gồm: Tân Nam – Vinaconex – Thái Sơn; Hòa Hiệp – Vinaconex2 – Cienco4 – Núi Hồng.

Tại Dự án Diễn Châu – Bãi Vọt có 3 liên danh vượt qua vòng sơ tuyển gồm: Hòa Hiệp – Vinaconex 2- Cienco4 – Núi Hồng; Đèo Cả - Hải Thạch – Hà Thanh – Hoang Long – Tiến Đại Phát; Vinaconex – Tân Nam – HCJ.

Tại Dự án Nha Trang – Cam Lâm có  5 liên danh vượt qua vòng sơ tuyển gồm: Vinaconex – Duy Tân – Trường Long; Cienco4 – Thuận An – Tân Thành Đô; Sơn Hải; Miền Trung – Cường Thịnh Thi – Cienco1 – 873 – 168; Phương Thành – Nguyên Minh – Nhạc Sơn – Tự Lập.

Tại Dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo có 4 liên danh vượt qua vòng sơ tuyển gồm: Trung Nam – Horizon – Hải Đăng – Sơn Hải; Vinaconex – VN.EDTEI – FECON; Đèo Cả - Hải Thạch – 194; Cienco4 – Hòa Bình – Giao thông 18 – Phương Thành – Thuận An.

Tại Dự án Phan Thiết – Dầu Giây có 3 liên danh nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển gồm: Thành Công – Huyndai Thành Công Việt Nam – Cienco4; Novaland – Vinaconex – Rạng Đông; Đèo Cả - 194 – Cienco6 – IDICO – Địa ốc Sài Gòn Thương Tín.

Theo quy định của Luật đấu thầu, sẽ tiếp tục triển khai bước đấu thầu. Theo kế hoạch, Bộ GTVT sẽ phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư trong tháng 5/2020; thời gian tối thiểu theo quy định để triển khai giai đoạn đấu thầu khoảng 6 tháng.

Như vậy, trường hợp đấu thầu thành công dự kiến sớm nhất có thể lựa chọn được nhà đầu tư khoảng đầu tháng 11/2020, đàm phán ký kết hợp đồng trong tháng 12/2020, bắt đầu triển khai thi công từ đầu năm 2021. Đối với 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển, theo quy định tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 147/TB-VPCP ngày 7/4/2020, song song với thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP, Bộ GTVT đã giao các Ban QLDA khẩn trương hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Đến ngày 20/4/2020 các Ban Quản lý dự án đã trình Bộ  xem xét thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư.

Hiện nay, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng báo cáo thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư 8 dự án thành phần. Đồng thời, đã xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các thủ tục theo quy định để đáp ứng yêu cầu khởi công các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư trong tháng 8/2020 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, trong các bộ hồ sơ mời sơ tuyển 8 dự án cao tốc Bắc – Nam, Bộ GTVT đã xác lập điều kiện miễn trừ. Theo đó, việc phát hành hồ sơ mời sơ tuyển không có nghĩa là Bộ GTVT bắt buộc phải lựa chọn và sơ tuyển các hồ sơ đáp ứng để mời vào giai đoạn đấu thầu. Tùy theo từng trường hợp, bên mời thầu có thể hủy sơ tuyển mà không phải nêu bất kỳ lý do nào.

TP.HCM muốn xây dựng tuyến đường sắt 3A trị giá 68.000 tỷ đồng

Tuyến Metro 3A Bến Thành - Tân Kiên được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu và tư vấn dài gần 20 km, đi qua 8 quận, huyện với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 313 tỷ Yên, tương đương gần 68.000 tỷ đồng.

Thông tin trên được UBND TP.HCM đưa ra trong văn bản kiến nghị mà đơn vị này gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào ngày 6/5, với nội dung Bộ xem xét đề xuất cho TP.HCM xây dựng dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên), sau đó trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

Sơ đồ tuyến Metro 3A.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, tuyến đường sắt đô thị số 3A là một trong những tuyến đường sắt huyết mạch, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và xây dựng hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn của Thành phố.

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ nối trực tiếp với tuyến Metro số 1 tạo thành một hành lang vận chuyển hành khách công cộng hiện đại, xuyên tâm, nối kết khu vực Đông Bắc và Tây Nam thành phố.

Nếu được Chính phủ đồng ý, dự án sẽ xây dựng theo phân kỳ đầu tư dự án bằng hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ Bến Thành đến Bến xe miền Tây, dài 9,9 km đi ngầm, dự kiến được đầu tư xây dựng từ năm 2025 đến năm 2031 và giai đoạn 2 từ Bến xe miền Tây đến Depot Tân Kiên, dài 9,7 km, đi trên cao, được đầu tư trong giai đoạn 2028 đến năm 2034.

Dự án được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu và tư vấn với chiều dài toàn tuyến gần 20 km, đi qua 8 quận/ huyện, có 18 nhà ga với tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 313 tỷ Yên,tương đương gần 68.000 tỷ đồng.

Hiện TP.HCM đã tiến hành xây dựng tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020 và chính thức hoạt động trong năm 2020. Tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương cũng đang được xây dựng ở giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng.

Theo người đứng đầu TP.HCM thì việc đề xuất dự án thể hiện quyết tâm của TP.HCM tiếp tục từng bước hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị, góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm tiền đề cho một hệ thống giao thông phát triển bền vững, thành phố văn minh, hiện đại.

Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết Bến xe khách Đông Anh quy mô hơn 74.000m2

Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết Bến xe khách Đông Anh, tỷ lệ 1/500 tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Theo đó, khu đất nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết Bến xe khách Đông Anh tại nút giao giữa quốc lộ 3 và đường Vành đai 3 theo quy hoạch thuộc xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, có quy mô 74.239m2. Trong đó, bến xe khách và điểm đầu cuối xe buýt có diện tích 54.129m2.

Về ranh giới, phía Bắc bến xe giáp đường Vành đai 3 theo quy hoạch; phía Nam giáp Công ty cổ phần Cơ khí Đông Anh Licogi, Nhà máy Nhôm Đông Anh; phía Đông giáp khu dân cư thôn Đản Mỗ; phía Tây giáp quốc lộ 3 và nút giao cắt khác mức giữa quốc lộ 3 - đường Vành đai 3 theo quy hoạch.

Bến xe được tổ chức không gian cảnh quan kiến trúc gồm: Nhà điều hành (cao 3 tầng) được bố trí ở khu vực trung tâm bến xe, có kiến trúc mặt đứng được thiết kế hiện đại, mang đặc trưng của một bến xe liên tỉnh; nhà chờ cho xe khách và bãi đỗ các loại phương tiện giao thông công cộng; điểm đầu cuối xe buýt (cao 1 tầng).

Bên cạnh đó, Bãi đỗ xe có bố trí mái che tại khu vực đón trả khách, đan xen các tuyến cây xanh trong từng khu vực của bãi đỗ. Ngoài ra, còn có công trình dịch vụ thương mại (cao 9-12 tầng) được bố trí thấp dần về phía khu dân cư xã Uy Nỗ để hài hòa với cảnh quan hiện trạng.

Theo quy hoạch, Bến xe khách Đông Anh bố trí 148 chỗ đỗ xe, đảm nhận vai trò vận tải hành khách từ các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn vào trung tâm Hà Nội và điều tiết, hỗ trợ đảm nhận một phần lưu lượng vận tải từ các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu.

Bến xe cũng có nhiệm vụ điều tiết, hỗ trợ đảm nhận một phần lưu lượng vận tải từ các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu.

Hà Nội kêu gọi đầu tư vào 11 dự án nông nghiệp

Sở NN&PTNT Hà Nội vừa tổng hợp danh mục 11 dự án sẽ kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2019-2025.

Cụ thể, các dự án này bao gồm: dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã An Thượng, Song Phượng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Hoài Đức, quy mô 668ha, dự kiến vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng.

11 dự án Hà Nội kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 bao gồm nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao và các khu giết mổ gia súc tập trung

Dự án nông nghiệp công nghệ cao xã Hiền Ninh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Sóc Sơn quy mô 120ha, dự kiến vốn đầu tư 350 tỷ đồng. Dự án nông nghiệp công nghệ cao ở các xã Thanh Xuân, Tân Dân sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Sóc Sơn quy mô 70ha, dự kiến vốn đầu tư 150 tỷ đồng.

Dự án nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái xã Hiệp Thuận sản nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái tại huyện Phúc Thọ quy mô 200ha, dự kiến vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng.

Sở NN&PTNT cũng đề xuất dự án khu giết mổ gia súc tập trung các xã Quang Lãng, Tri Thủy chuyên giết mổ gia súc tại huyện Phú Xuyên quy mô 2,74ha, dự kiến vốn đầu tư 350 tỷ đồng.

Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại vũng bãi ven sông Đáy thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 23,3ha, dự kiến vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng.

Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở xã Kim Sơn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thị xã Sơn Tây quy mô 80ha, dự kiến vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng.

Dự án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Ba Vì sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 300ha, dự kiến vốn đầu tư 100 tỷ đồng.

Dự án khu giết mổ gia súc thôn Tri Lai, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì giết mổ gia súc quy mô 4ha, dự kiến vốn đầu tư 350 tỷ đồng. Dự án khu giết mổ gia súc, gia cầm ở xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ chuyên giết mổ gia súc, gia cầm quy mô 10ha, dự kiến vốn đầu tư 400 tỷ đồng.

Dự án khu giết mổ gia súc, gia cầm xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn chuyên giết mổ gia súc, gia cầm quy mô 10ha, dự kiến vốn đầu tư 400 tỷ đồng.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hình thành nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất đáng ghi nhận.

Do đó, thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh rà soát, đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sự tham gia của các thành phần xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Novaland có tên trong danh sách các liên danh vượt qua sơ tuyển cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Có 3 liên danh nhà đầu tư trong đó có sự góp mặt của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Novaland) đã trúng sơ tuyển thực hiện Dự án PPP đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa có Quyết định số 830/QĐ – BGTVT phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần xây dựng đoạn Phan Thiết – Dầu Giây thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Một đoạn cao tốc Bắc - Nam đoạn Long Thành - Dầu Giây.

Theo đó, danh sách các nhà đầu tư trúng sơ tuyển thực hiện Dự án PPP xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết gồm liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công – Công ty cổ phần Huyndai Thành Công Việt Nam – Cienco4; liên danh Novaland – Vinaconex – Công ty cổ phần Rạng Đông; liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty 194 – Cienco6 – IDICO- Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín.

Dự án PPP xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có chiều dài 99 km, trong đó đoạn qua Đồng Nai dài 47,5 km, đoạn qua Bình Thuận dài 51,5 km, được thiết kế theo quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 14.359 tỷ đồng, trong đó phần vốn tham gia của Nhà nước là 2.479 tỷ đồng. Nhà đầu tư dự kiến được phép thu phí hoàn vốn trong vòng 14 năm 7 tháng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để đáp ứng yêu cầu cấp bách triển khai dự án, song song với công tác chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khẩn trương lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh 8 dự án PPP cao tốc Bắc – Nam sang đầu tư theo hình thức đối tác công tư (cập nhật chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư của các địa phương; cập nhật đơn giá, định mức theo quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ,...); chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán; kế hoạch đấu thầu xây lắp,...để có thể triển khai đồng loạt các dự án ngay sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương điều chỉnh hình thức đầu tư.

Được biết, trong các bộ hồ sơ mời sơ tuyển 8 dự án cao tốc Bắc – Nam, Bộ GTVT đã xác lập điều kiện miễn trừ. Theo đó, việc phát hành hồ sơ mời sơ tuyển không có nghĩa là Bộ GTVT bắt buộc phải lựa chọn và sơ tuyển các hồ sơ đáp ứng để mời vào giai đoạn đấu thầu. Tùy theo từng trường hợp, bên mời thầu có thể hủy sơ tuyển mà không phải nêu bất kỳ lý do nào.

Hoàn thành áp giá đền bù khu vực ưu tiên dự án Sân bay Long Thành trước ngày 15/5

Đó là thông tin được khẳng định tại cuộc vừa diễn ra giữa ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai với các thành viên Ban chỉ đạo triển khai Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo đó, tỉnh Đồng Nai sẽ hoàn thành việc áp giá đền bù cho 1.028 hộ dân trong khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trước ngày 15/5.

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu khẩn trương triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn để người dân có nơi ở mới, thực hiện di dời đúng theo cam kết. Ảnh: Phạm Tùng

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu khẩn trương triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn để người dân có nơi ở mới, thực hiện di dời đúng theo cam kết. Ảnh: Phạm Tùng

Theo báo cáo của UBND huyện Long Thành thì sau khi UBND tỉnh Đồng Nai có Quyết định phê duyệt giá đất để tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, địa phương này đã khẩn trương triển khai công tác áp giá đền bù. Hiện tại, trong tổng số 1.028 hộ dân được kiểm đếm trong khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng (khu vực 1,8 ngàn ha) đã có 717 hộ hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường và đã áp giá cho 400 hộ dân. Đối với các hộ còn lại sẽ hoàn thành việc áp giá trước ngày 15/5. UBND huyện Long Thành cũng đã lập bảng tổng hợp danh sách làm cơ sở cho Hội đồng đền bù thực hiện áp giá đền bù theo quy định của pháp luật. Đối với khu vực còn lại, huyện Long Thành đang triển khai đo đạc, kiểm đếm và chuẩn bị áp giá đền bù.

Đối với đất các cơ quan, tổ chức, đến nay Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành 99% công tác đền bù với diện tích đất cần thu hồi để xây dựng 2 khu tái định cư.

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai khẩn trương triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn để người dân có nơi ở mới, thực hiện di dời đúng theo cam kết. Song song đó, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, triển khai xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, đưa vào khai thác đồng bộ.

UBND huyện Long Thành tiếp tục hoàn thành công việc xác nhận hồ sơ, thực hiện áp giá, niêm yết giá công khai và tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ gắn với tổ chức tái định cư cho người dân. UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho huyện Long Thành thuê đơn vị tư vấn hỗ trợ địa phương làm công tác đền bù, giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 vì khối lượng công việc quá lớn. Tuy nhiên, UBND huyện Long Thành vẫn phải chịu trách nhiệm chính về mặt pháp lý đối với công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng giao Sở Nội vụ tham mưu đề xuất về việc bố trí thêm cán bộ để phục vụ công tác bồi thường đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, không để xảy ra tình trạng vì thiếu nhân lực ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Cao Bằng muốn đầu tư sân bay, Bộ Giao thông nói gì

Cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông cho biết là ghi nhận đề xuất của UBND tỉnh Cao Bằng trong việc đưa sân bay Cao Bằng vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030.

Theo phê duyệt của Thủ tướng,đến năm 2030, cả nước sẽ khai thác hệ thống 28 sân bay gồm 15 sân bay quốc nội và 13 sân bay quốc tế, trong đó 5 sân bay: Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là cửa ngõ quốc tế.

Theo phê duyệt của Thủ tướng,đến năm 2030, cả nước sẽ khai thác hệ thống 28 sân bay gồm 15 sân bay quốc nội và 13 sân bay quốc tế, trong đó 5 sân bay: Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là cửa ngõ quốc tế.

Đây là thông tin vừa được Bộ GTVT gửi UBND tỉnh Cao Bằng liên quan đến đề nghị của tỉnh này về việc đưa sân bay Cao Bằng vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Bộ GTVT, triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, hiện nay Cục Hàng không Việt Nam đang tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 4/3/2020, Tư vấn có nhiệm vụ nghiên cứu bổ sung cảng hàng không, sân bay mới.

Do vậy, Bộ GTVT ghi nhận đề xuất của UBND tỉnh Cao Bằng và trong quá trình lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tư vấn nghiên cứu, đánh giá, đề xuất phát triển một số cảng hàng không mới cho phù hợp”, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.

Trước đó, trong công văn gửi Bộ GTVT, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng cho biết, việc đầu tư xây dựng sân bay Cao Bằng là một điểm nhấn quan trọng, bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT- XH, giữ vững trật tự an ninh biên giới”.

Trong thời gian vừa qua, tỉnh này đã nhiều lần đề xuất dự án đầu tư sân bay Cao Bằng với các bộ, ngành Trung ương với vị trí lựa chọn cách Tp. Cao Bằng 13 km về phía Đông Nam. Đây là sân bay nội địa dùng chung giữa dân dụng và quốc phòng.

Trong Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 1/2009, sân bay Cao Bằng đã từng được đưa vào danh mục ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2020 và xây dựng thành cảng hàng không giai đoạn 2030. Tuy nhiên, tại Quyết định số 236/QĐ – TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT hàng không, đã không có danh mục đầu tư sân bay Cao Bằng trong quy hoạch. Do đó, tỉnh Cao Bằng chưa có cơ sở lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và triển khai các bước tiếp theo.

Theo Quyết định số 236, đến năm 2030, cả nước sẽ khai thác hệ thống 28 sân bay gồm 15 sân bay quốc nội và 13 sân bay quốc tế, trong đó 5 sân bay: Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là cửa ngõ quốc tế.

Cụ thể, khu vực miền Bắc gồm 10 sân bay gồm 5 sân bay quốc tế (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh) và 5 sân bay quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới);

Khu vực miền Trung gồm 8 sân bay gồm 4 sân bay(Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai) và 4 sân bay quốc nội (Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hoà). Khu vực miền Nam có 10 sân bay gồm 4 sân bay quốc tế (Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Long Thành) và 6 sân bay quốc nội (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Phan Thiết, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau).

Lạng Sơn xin Thủ tướng hỗ trợ 2.056 tỷ đồng cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cân đối từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho Dự án thành phần 1 thuộc Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn với số tiền là 2.056 tỷ đồng, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tham gia vào dự án, chi trả cho các hạng mục công việc như: GPMB các công trình đường gom, hầm chui dân sinh, cầu vượt trực thông… để tháo gỡ khó khăn cho dự án do các yếu tố thay đổi khách quan so với dự báo ban đầu.

Doanh thu thu phí giảm sâu so với phương án tài chínhđang khiến Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn mất cân đối nghiêm trọng về dòng tiền.

Khoản hỗ trợ này, theo UBND tỉnh Lạng Sơn là tương tự như chính sách mà Chính phủ đã và đang áp dụng tại một số dự án triển khai đầu tư theo hình thức PPP có vốn ngân sách Nhà nước tham gia hỗ trợ như: các dự án đầu tư xây dựng một số đoạn tuyến trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái...

Được biết, Dự án thành phần 1 có mục tiêu xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn. Tổng mức đầu tư  Dự án là 12.189 tỷ đồng, thời gian xây dựng từ năm 2015 đến năm 2019. Ngoài dự án thành phần 1, tại Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn còn một cấu phần quan trọng khác nữa là Dự án thành phần 2 – xây dưng tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng mức đầu tư là 8.743 tỷ đồng

Được biết, tại Dự án thành phần 1, Hợp phần tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800-Km108+500 đã hoàn thành đưa vào sử dụng và tổ chức thu phí từ ngày 1/6/2018; Hợp phần cao tốc đoạn Km45+100 - Km108+500 cũng đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 30/9/2019 (vượt tiến độ 3 tháng), chính thức công bố đưa vào khai thác từ ngày 15/01/2020 và tổ chức thu phí từ ngày 18/02/2020 (miễn thu phí 1 tháng).

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng của tỉnh và Nhà đầu tư – Công ty CP BOT Bắc Giang – Lạng Sơn đã thực hiện tốt chủ trương miễn, giảm phí sử dụng đường bộ tại Trạm thu phí Km93+160, Quốc lộ 1, tạo điều kiện tối đa cho chủ phương tiện trong phạm vi xung quanh Trạm thu phí (bán kính đến 10 km, với tổng số 30 xã, thị trấn thuộc địa bàn của 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn) được hưởng chế độ miễn, giảm phí sử dụng đường bộ khi đi qua Trạm. Dự án cũng đã chính thức thực hiện thu phí theo hình thức tự động không dừng từ ngày 27/12/2019 trên các làn ETC của Trạm Km93+160, Quốc lộ 1.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, hoàn thành và đưa Dự án thành phần 1 vào khai thác đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc và biến động so với dự báo ban đầu tại Phương án tài chính được duyệt đã dẫn đến thâm hụt doanh thu, không đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

Cụ thể, theo phương án tài chính ban đầu, để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu phí trong vòng 18 năm 3 tháng tại 2 trạm thu phí hở trên Quốc lộ 1 đặt tại Km93+160 và Km24+900 và trên tuyến cao tốc thực hiện thu phí kín; tỷ lệ chiết giảm doanh thu do xét đến xe ưu tiên, xe sử dụng vé tháng, vé quý là 5%

Bên cạnh đó, lưu lượng xe trên tuyến Quốc lộ 1 tại điểm cuối tiếp nối với dự án cao tốc Hà Nội - Bắc Giang được dự báo tại thời điểm cuối năm 2019 là 8.850 xe/ngày đêm. Tại thời điểm dự kiến đưa tuyến cao tốc vào khai tháng quý I năm 2020 thì lưu lượng xe dự báo cho cả 2 tuyến Quốc lộ 1 và cao tốc là 22.590 xe/ngày đêm (tương ứng tốc độ tăng trưởng là 154%);

Tuy nhiên, trên thực tế, lưu lượng phương tiện thực tế trong giai đoạn vừa qua chỉ đạt khoảng 11.779 xe/ngày đêm (giảm khoảng 10.811 xe/ngày đêm, tương ứng giảm 48% cho cả 2 tuyến Quốc lộ 1 và tuyến cao tốc so với dự báo ban đầu tại Phương án tài chính được duyệt).

Bên cạnh đó, viêc giảm đi 1 trạm thu phí (Km24+800) trên Quốc lộ 1 nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân và điều kiện thực tế của địa phương, dẫn đến giảm nguồn thu trong suốt thời gian thu phí, ảnh hưởng đến tỷ lệ phân lưu giữa tuyến Quốc lộ 1 và tuyến cao tốc, làm giảm lưu lượng trên tuyến cao tốc (người dân có xu hướng lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn không phải trả phí, thay vì lưu thông trên đường cao tốc);

Đó là chưa kể đến việc tiến độ thực hiện Dự án thành phần 2, đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng bị chậm so với kế hoạch do chưa thu xếp được nguồn vốn nên chưa thể kết nối với Dự án thành phần 1 để tạo thành trục giao thông liên tục từ Bắc Giang đến thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị như dự báo ban đầu, dẫn đến lưu lượng phương tiện giao thông tăng trưởng thấp hơn dự báo.

Theo doanh nghiệp dự án, tính đến hết tháng 3/2020, doanh thu của Dự án thành phần 1 chỉ đạt 362,49 tỷ đồng, bằng 59,4% so với Phương án tài chính đã được phê duyệt.

Trước đó, tại Thông báo số 09/TB-KTNN ngày 16/1/2020, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, trong 9 năm đầu khai thác, doanh thu trừ đi chi phí (vận hành, bảo trì, tổ chức thu phí) tại Dự án thành phần 1 không đủ bù đắp lãi vay với tổng giá trị thiếu hụt dự kiến khoảng 3.189 tỷ đồng; có thể kéo dài thời gian hoàn vốn của dự án tăng thêm 10 năm, lên 28 năm so với Phương án tài chính được duyệt tại Quyết định số 172/QĐ-UBND ngày 24/1/2019 của UBND tỉnh Lạng Sơn (18 năm), không còn đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án, có thể gây rủi ro cho Nhà đầu tư và ngân hàng cấp tín dụng.

Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành có liên quan về khả năng cân đối nguồn vốn NSNN, nguồn vốn hợp pháp khác và các giải pháp hỗ trợ trong trường hợp dự án thiếu hụt nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội và kéo dài thời gian thu phí.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, với một loạt các yếu tố đầu vào thay đổi, ngay cả khi nhận được khoản hỗ trợ 2.056 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn của Dự án thành phần 1 vẫn lên tới khoảng 24 năm 8 tháng (tăng khoảng 6 năm 5 tháng so với Phương án tài chính ban đầu).

Bên cạnh đó, các vướng mắc nêu trên đã làm thay đổi các thông số đầu vào của Dự án và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ và vận hành dự án, đồng thời việc này sẽ làm cho các Ngân hàng thương mại lo ngại trong việc xem xét tài trợ vốn cho Dự án thành phần 2.

分享到: