Tỷ lệ áp dụng C/O ưu đãi ở các thị trường có FTA ngày càng tăng Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi |
Tỷ lệ tận dụng C/O của CPTPP cao hơn UKVFTA và EVFTA Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy,ậndụngCOưuđãitrongCPTPPrasaosaunămthựcthihiệpđịkết quả honduras kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của Việt Nam sang thị các trường trong CTPPP đạt 45,7 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2020. Trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt 38,8 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2021 và Việt Nam ghi nhận xuất siêu sau 10 tháng đạt 4,4 tỷ USD. Các ngành hàng cũng đã tranh thủ tận dụng đáng kể cơ hội từ Hiệp định này. Với ngành thủy sản, kim ngạch xuất khẩu của ngành liên tục tăng cao tại 10 nước thành viên CPTPP. Đặc biệt, tại thị trường Nhật Bản (tăng 33%), Canada (tăng 67%), Mexico (tăng 59%)... so với cùng kỳ năm trước. Chia sẻ về tỷ lệ sử dụng ưu đãi tại các thị trường trong CPTPP, bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong CPTPP là 6,7%. Về con số tuyệt đối nghe có vẻ thấp, nhưng thực tế con số này tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra toàn bộ khối gồm 11 nước thành viên và trong đó mới có sáu nước thành viên đã thực thi CPTPP tính đến thời điểm khoảng từ tháng 8/2021 trở về trước. Như vậy, nếu như chỉ tính trên trên sáu nước này, tỷ lệ sẽ cao hơn chứ không phải là 6,7%. | Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi trong CPTPP còn thấp |
Điểm thứ hai nữa trong số 11 nước hoặc là 10 nước đối tác của Việt Nam trong CPTPP thì bảy nước đã có FTA với Việt Nam. 3 nước là đối tác mới và thực chất, cơ hội thị trường CPTPP đem lại chỉ là ba nước này Canada, Mexico và Peru. Cho nên nếu tính trên tổng thể ba năm vừa qua thì Canada và Mexico sẽ là hai thị trường chính mà chúng ta có thể đánh giá về hiệu quả sử dụng. “Nếu tính chỉ riêng thị trường Canada và Mexico thì tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi này tăng hơn hẳn khoảng xấp xỉ 24% và con số này cao hơn tỷ lệ sử dụng ưu đãi trong Hiệp định với EU (EVFTA) và Hiệp định với Vương Quốc Anh (UKVFTA)”– bà Hương nêu rõ. Đứng về góc độ mặt hàng, nhiều mặt hàng đã tận dụng khá tốt ưu đãi từ UKVFTA. Ví dụ như Canada là một thị trường mới của chúng ta, có những nhóm hàng tỷ lệ sử dụng C/O rất cao. Theo số liệu từ thống kê của Canada, hàng hóa nhập khẩu vào Canada từ Việt Nam được hưởng thuế ưu đãi theo CPTPP thì gốm sứ là nhóm hàng có tỷ lệ là 95%, đồ gia dụng, kim loại cũng có tỷ lệ 86%, nông sản chế biến tỷ lệ là 73%, giày dép xấp xỉ 70%, sản phẩm cao su cũng là 63%.... Tại sao có sự chênh lệch giữa các nhóm hàng về tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi của CPTPP ở Canada nói riêng và CPTPP nói chung? Bà Hương giải thích, thứ nhất vẫn là câu chuyện chênh lệch giữa thuế MFN (thứ ưu đãi tối huệ quốc) với thuế CPTPP. Đối với những nhóm hàng không có quá nhiều chênh lệch về thuế thì doanh nghiệp cũng không xin C/O nữa. Ví dụ như tại thị trường Canada, hàng nông sản, hàng thủy sản đã được hưởng thuế MFN bằng 0. Một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam là điện thoại di động, thuế MFN cũng đã bằng 0... Cho nên doanh nghiệp không cần xin C/O. Một điểm nữa Canada vẫn duy trì cơ cơ chế GSP cho Việt Nam. Cho nên một số mặt hàng như đồ gỗ nội thất vẫn sử dụng GSP thay vì dùng C/O trong CPTPP. Một điểm thứ hai dù là thuế MFN hay CPTPP có chênh nhưng có một số mặt hàng chênh không nhiều, chênh chỉ 1-2% và 1-2% này là con số không đủ động lực cho các doanh nghiệp có thể đi xin C/O để để tận dụng ưu đãi. Đặc biệt, hàng dệt may chính là khó nhất trong các FTA từ xưa đến nay là phải đáp ứng quy tắc ba công đoạn. Đây là lý do tại sao hàng dệt may trong CPTPP, tỷ lệ sử dụng C/O còn đang khá thấp. Tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Từ câu chuyện cụ thể của ngành dệt may và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, bà Đỗ Thị Thu Hương cho rằng, để nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong các lĩnh vực, thời gian tới, cần tăng cường kết nối nguồn cung ứng trong nước và trong khu vực Hiệp định để tăng cường tỷ lệ sử dụng ưu đãi về thuế quan. Riêng đối với dệt may, có thể nói là một cản trở lớn để tận hưởng, tận dụng C/O ưu đãi trong CPTPP chính là quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Do đó, Bộ Công Thương mong muốn Hiệp hội Dệt may Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp dệt may cần tăng cường kết nối, tìm các nguồn cung ứng vải, sợi ở trong nước và trong khu vực để tăng cường tỷ lệ sử dụng ưu đãi về thuế quan trong các hiệp định. Bên cạnh đó, bà Hương khuyến cáo, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin về mặt hàng và thị trường cũng như những ưu đãi thuế quan theo các hiệp định đem lại để biết được rằng cơ hội chúng ta ở đâu, ở thị trường nào và nhóm hàng nào. Quan tâm hơn đến những quy định về quy tắc xuất xứ, tìm hiểu xem làm thế nào để đáp ứng được quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan, trên cơ sở đó để xây dựng những cái chiến lược cũng như là kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Để đáp ứng được cấp C/O cũng cần phải có đầu tư về chuyện lưu trữ chứng từ để chứng minh xuất xứ. Đây cũng là một gánh nặng về mặt hành chính cho doanh nghiệp khá nhiều khi mà các cơ quan chức năng cũng như là nước nhập khẩu vào kiểm tra, điều tra về quy tắc xuất xứ. Liên quan đến việc tổ chức hệ thống cấp C/O hiện nay thì Bộ Công Thương cũng đang đi theo hai xu hướng. Thứ nhất là tăng cường chuyển giao cho doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ. Hiện nay phần lớn đều là do tổ chức cấp C/O, doanh nghiệp phải đến đăng ký nộp hồ sơ cho các tổ chức cấp để cấp thì Bộ Công Thương theo xu hướng sẽ chuyển dịch dần sang cho doanh nghiệp tự chứng nhận và hiện nay đã làm với ASEAN rồi và sẽ sang các hiệp định khác. Xu hướng thứ hai Bộ Công Thương đang tiến hành, đấy chính là đẩy mạnh việc cấp C/O điện tử. Hiện nay trong ASEAN đã cấp C/O điện tử 100%. Bộ Công Thương đang chủ động cấp C/O điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử, công nhận dữ liệu điện tử để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi với rất nhiều đối tác, trong đó ví dụ như với Hàn Quốc, với các nước thuộc khối EAEU và đang tiến hành đàm phán, thỏa thuận với các đối tác khác. Về khía cạnh trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc phổ biến thông tin về FTA cũng như là quy tắc xuất xứ thì Bộ Công Thương cũng đã cải tiến khá nhiều hình thức để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều hơn với thông tin. Đồng thời, Bộ Công Thươngi cũng phối hợp khá chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng, trong đó có Hiệp hội dệt may để tổ chức những cuộc hội thảo, tọa đàm. Một mặt là đưa những cái thông tin về hiệp định, về thuế suất lẫn quy tắc xuất xứ với doanh nghiệp ngành hàng đó một cách chuyên sâu đối với ngành hàng đó và đồng thời cũng có trao đổi hai chiều để tiếp nhận những khó khăn, những vướng mắc của Hiệp hội ngành hàng gặp phải trong quá trình thực thi. Bộ Công Thương cũng đã tăng cường những hội thảo cũng như những hoạt động xúc tiến thương mại sang các thị trường có FTA để tìm kiếm các cơ hội thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp. |