【cách đánh bài liêng】Liên tục xuất siêu, doanh nghiệp nội bứt phá
Việt Nam tự tin xuất siêu 7 tỷ USD năm 2020 | |
Nửa đầu tháng 10: Nhiều nhóm hàng xuất nhập khẩu sụt giảm trăm triệu USD | |
Xuất nhập khẩu đạt hơn 413 tỷ USD,êntụcxuấtsiêudoanhnghiệpnộibứtphácách đánh bài liêng Việt Nam xuất siêu hơn 17 tỷ USD |
Việt Nam liên tục xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Ảnh: N.Linh |
Xuất siêu tăng mạnh
Bộ Công Thương vừa đưa ra đánh giá kết quả xuất nhập khẩu theo mục tiêu của Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược).
Cụ thể, tính đến thời điểm kết thúc năm 2019, về cơ bản các mục tiêu đề ra trong Chiến lược đều đạt được. Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2015-2019 đạt trung bình 12%/năm, cao hơn mục tiêu 10% do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đề ra.
Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, xuất khẩu của nước ta vẫn đạt được mức tăng trưởng dương. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 202,4 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, nhập khẩu được kiểm soát. Tốc độ tăng bình quân kim ngạch nhập khẩu thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu.
“Kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn 2015-2019 ở mức 11,2%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu (13%), đạt mục tiêu Chiến lược đề ra”, đại diện Bộ Công Thương cho hay.
Đáng chú ý, cán cân thương mại đạt thặng dư trong cả giai đoạn với mức xuất siêu năm sau tăng cao hơn năm trước. Chiến lược đã xác định mục tiêu giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020.
Trên thực tế, từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm, lần lượt là 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,11 tỷ USD (năm 2017); 6,83 tỷ USD (năm 2018); 10,87 tỷ USD (năm 2019). Riêng 9 tháng đầu năm 2020, xuất siêu đã đạt 16,5 tỷ USD.
Về cơ cấu xuất khẩu cũng được chuyển dịch khá tích cực. Nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 9 tháng năm 2020 chiếm tới 84,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng so với mức 78,9% của năm 2015; nhóm nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Cùng với đó, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người năm 2019 đạt khoảng 2.740 USD/người, bằng 2,5 lần so với năm 2011. Trong khi đó, mục tiêu giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD theo Chiến lược đề ra đã đạt được từ năm 2017.
Doanh nghiệp nội bứt phá
Bộ Công Thương đánh giá, thời gian qua, chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với thị trường quốc tế, nâng cao rõ rệt năng lực xuất khẩu, đặc biệt là trong công nghiệp.
Năm 2001, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô. Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tăng dần, đạt cao nhất khoảng 71,4% vào năm 2018.
Xét về vai trò, theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp FDI đã góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo (điện tử, máy tính và linh kiện, các sản phẩm từ nhựa, dây điện và cáp điện, xe đạp và phụ tùng...).
Trước năm 2003, dầu thô chiếm tới gần 50% tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp FDI. Đến 9 tháng năm 2020, tỷ lệ dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 1%.
Tuy nhiên, kể từ năm 2019, xuất khẩu doanh nghiệp trong nước đã tăng mạnh, trong khi khu vực FDI tăng chậm hoặc giảm, nên tỷ trọng giá trị xuất khẩu khu vực FDI đã giảm dần. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước năm 2019 đạt 82,96 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2018, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,2% của khu vực FDI.
Bước sang 9 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 131,1 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019, còn chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; trong khi xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước tăng trưởng tích cực trong bối cảnh xuất khẩu nông sản, thủy sản gặp khó khăn cho thấy động lực tăng trưởng của khối trong nước không chủ yếu phụ thuộc tăng trưởng xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản như các năm trước mà từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp.
Đại diện Bộ Công Thương nhận định thời gian tới cần quan tâm và chú trọng hơn trong việc kết nối giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, đưa doanh nghiệp trong nước tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi giá trị cho doanh nghiệp FDI tạo ra.
Một số giải pháp mà Bộ này sẽ tập trung là hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI sở hữu các dây chuyền, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị cao đến đầu tư ở Việt Nam; chú trọng phát huy tác động lan tỏa của các doanh nghiệp FDI đối với sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương cũng đã trao đổi, khuyến khích doanh nghiệp FDI lớn liên doanh, liên kết, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa thông qua các nhà cung cấp trong nước; chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại cho doanh nghiệp trong nước thông qua các dự án liên doanh, liên kết trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng...