【soi kèo bayer 04 leverkusen】Apple toan tính lớn hơn với thị trường Việt Nam
Apple toan tính lớn hơn với thị trường Việt Nam
Thông tin về việc Apple sẽ chuyển công đoạn lắp ráp iPad và MacBook sang Việt Nam đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, không dễ để các ông lớn công nghệ chọn Việt Nam làm nơi “đóng quân”.
iPad, MacBook “made in Vietnam”
Thông tin gây xôn xao dư luận trong những ngày gần đây, đó là theo yêu cầu của Apple, Foxconn, đối tác lớn nhất chuyên gia công các sản phẩm cho Apple, sẽ chuyển công đoạn lắp ráp iPad và MacBooksang Việt Nam. Lý do xuất phát từ việc công ty Mỹ muốn giảm ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ - Trung.
Đồng loạt các hãng thông tấn lớn của nước ngoài, từ Reuter, Bloomberg đã đưa thông tin này. Rằng Foxconnđang xây dựng nhà máy tại tỉnh Bắc Giang, dự kiến đưa vào hoạt động trong nửa đầu năm 2021.
Thậm chí, Bloomberg còn dẫn một nguồn tin thân cận từ Foxconn cho biết, công ty này đã thông báo khoản đầu tư mới 270 triệu USD vào Việt Nam để thực hiện kế hoạch này.
Nếu điều này là hiện thực, thì đó là tin mừng đối với Việt Nam. Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới có nhà máy lắp iPad. Hiện nay, toàn bộ iPad của Apple vẫn đang được lắp ráp tại các nhà máy ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, thông tin trên chưa được cả Apple lẫn Foxconn xác thực. Lãnh đạo Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang (cơ quan quản lý chịu trách nhiệm cấp chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp Foxconn, hoặc bất kể nhà sản xuất nào của Apple muốn xây nhà máy mới tại tỉnh này) cũng cho biết, Ban Quản lý chưa nhận được bất cứ thông tin nào liên quan đến dự án này; đồng thời, chưa thấy nhà đầu tư nào tới tìm hiểu, báo cáo về kế hoạch sản xuất MacBook, iPad tại Việt Nam.
“Chúng tôi cũng chỉ biết thông tin trên báo chí. Mọi việc chỉ có thể được xác nhận khi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp”, vị này cho biết.
Tuy nhiên, việc Applecó những toan tính lớn hơn với thị trường Việt Nam là có thật. Cuối tháng 11/2020, một lần nữa, Phó chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng của Apple Rory Sexton đã có cuộc làm việc trực tuyến với lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thông tin chi tiết không được tiết lộ, song nhiều khả năng vẫn liên quan đến việc Apple sẽ tăng cường sản xuất linh phụ kiện tại Việt Nam, giống như các cuộc làm việc trước đây.
Hiện tại, cả Foxconn, Luxshare, Goertek…, những đối tác lớn của Apple, đều đang không ngừng mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Trong đó, lớn nhất là Foxconn, với khoảng 2 tỷ USD và vẫn tiếp tục xu hướng tăng tốc đầu tư.
Ngoài các linh kiện điện tử, năm nay, AirPodsđã được sản xuất tại Việt Nam. Và như Báo Đầu tư đã thông tin, 11 tháng qua, xuất khẩu các sản phẩm điện tử, linh kiện, phụ tùng đã tăng mạnh và chủ yếu do xuất khẩu sản phẩm tai nghe không dây tăng mạnh. Đóng góp cho tốc độ tăng trưởng này, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có công của Goertek.
Nghênh đón ông lớn công nghệ đến “đóng quân”
Trong khi thông tin về các khoản đầu tư mới của Foxconn chưa được xác nhận, thì có một thông tin rất đáng chú ý khác, nhưng chưa được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông những ngày gần đây.
Đó là cuối cùng, dự án thứ hai của Pegatron (Đài Loan), sau nhiều chờ đợi, đã được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, với vốn đăng ký 481 triệu USD. Dự án có mục tiêu sản xuất thiết bị chơi game, phụ kiện điện thoại, loa thông minh, bộ điều khiển game; các loại máy tính tại Hải Phòng.
Như vậy, ông lớn công nghệ Đài Loan đã hiện thực hóa được một nửa kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam. Phần còn lại của kế hoạch này, trị giá 500 triệu USD, dự kiến được đầu tư trong giai đoạn 2025-2026.
Sự xuất hiện của Pegatron tại Việt Nam chắc chắn sẽ khiến giới công nghệ thế giới quan tâm. Bởi cũng giống như Foxconn, Pegatron là nhà cung ứng linh liện lớn cho Apple, Sony, Microsoft, Lenovo.
Thực tế, kể từ sau sự xuất hiện của Intel, Samsung, LG..., ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn tới Việt Nam đầu tư. Khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra và đặc biệt là sau Covid-19, xu hướng các ông lớn công nghệ có ý định dịch chuyển đầu tư tới Việt Nam ngày càng nhiều.
Tờ Nikkei còn dẫn lời ông Young Liu, Chủ tịch Foxconn cho biết: “Cơn sốt đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp lớn khá đáng quan tâm”. Cũng theo ông Young Liu, Foxconn sẽ sản xuất “nhiều thứ” ở Việt Nam, như tivi, thiết bị viễn thông và các sản phẩm liên quan đến máy tính.
Có nhiều lý do khiến Việt Nam hấp dẫn các đại gia công nghệ. Ông Lê Tuấn, Trợ lý Chủ nhiệm Văn phòng, Trưởng bộ phận Đầu tư, Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, hiện nay, chi phí sản xuất tại Trung Quốc đã ngang bằng, thậm chí cao hơn một số địa phương (như Kyushu) của Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp Đài Loan cho rằng, Trung Quốc chỉ còn hấp dẫn về thị trường nội địa, còn làm nhà máy để xuất khẩu đã không còn phù hợp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. “Do vậy, xu thế dịch chuyển sản xuất vẫn sẽ tiếp tục”, ông Lê Tuấn cho biết.
Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, Mỹ cũng đã đồng ý hợp tác với Đài Loan để thúc đẩy chính sách hướng Nam mới, trong đó có việc thúc đẩy các tập đoàn công nghệ chỉ định doanh nghiệp cung ứng đặt nhà máy tại các nước ASEAN.
“Giới chuyên gia Đài Loan nhận định, lĩnh vực điện tử, công nghệ sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế của thế giới trong giai đoạn 2021-2025. Do đó, Việt Nam nên chủ động tập trung để thu hút và đẩy mạnh hợp tác, sản xuất trong lĩnh vực này”, ông Tuấn nói.
Theo số liệu từ Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, trong 2 tháng gần đây, không có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn nào được cấp chứng nhận đầu tư. Nếu tính từ đầu năm đến nay, thì tổng vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêm tại các khu công nghiệp của tỉnh là khoảng 825 triệu USD.
Trong khi đó, cũng không có dự án nào ở Bắc Giang được đề cập trong danh mục các dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn đầu tư vào Việt Nam, do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổng hợp, trong 11 tháng qua.
标签:
责任编辑:Cúp C2