【vdqg bolivia】Bình Dương: Tạo thêm động lực cho doanh nghiệp
Chưa đáp ứng được nhu cầu
TheìnhDươngTạothêmđộnglựcchodoanhnghiệvdqg boliviao Sở Công Thương Bình Dương, hiện trên địa bàn có 2.277 DN sản xuất, kinh doanh (SXKD) các sản phẩm CNHT, trong đó ngành dệt may có 442 DN, da giày 172 DN, chế biến gỗ 953 DN, cơ khí 710 DN.
“Mặc dù, năng lực ngành CNHT của Bình Dương đã được cải thiện đáng kể, tuy vậy mới đáp ứng được từ 40-45% cho ngành dệt may, da giày; 10-20% cho sản xuất, lắp ráp ôtô dưới 9 chỗ; 15% cho điện tử, tin học, viễn thông; 5% cho điện tử chuyên dụng và công nghệ cao...” - đại diện Sở Công Thương Bình Dương nhận định.
Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 2.277 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm CNHT |
Trước thực trạng trên, Hiệp hội Dệt may Bình Dương cho biết, nguồn cung nguyên, phụ liệu trong nước vẫn là tiêu chí các DN may mặc xuất khẩu (XK) hướng đến, song hiện tỷ lệ đáp ứng vẫn thấp. Trong khi đó, những sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao thì DN đều phải nhập từ nước ngoài mới đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, nhất là các thương hiệu lớn.
Đại diện Hiệp hội Gỗ Bình Dương cho biết, với vị thế là ngành XK chủ lực của tỉnh, hàng năm các DN gỗ tiêu tốn hàng trăm triệu USD để mua nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất. Đa phần các nguồn phụ liệu như đinh vít, sơn, giấy chà nhám… đều được cung cấp bởi các DN nhập khẩu. Nếu CNHT phát triển mạnh, Bình Dương sẽ có thêm nguồn thu ngân sách và các DN có đủ nguyên, phụ liệu tại chỗ, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp
Hiện Bình Dương đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho ngành CNHT. Cụ thể, Sở Công Thương Bình Dương đang triển khai Đề án Phát triển ngành CNHT nhằm tham mưu cho UBND tỉnh hoàn chỉnh, bổ sung cơ sở pháp lý, Chương trình kích cầu đầu tư lĩnh vực CNHT tại địa phương. Trong đó, trọng tâm xây dựng Chương trình phát triển CNHT trên địa bàn Bình Dương đến năm 2025; xây dựng quy chế quản lý thực hiện chương trình phát triển CNHT; thực hiện các chương trình đào tạo, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý cho DN CNHT và đánh giá tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu.
Ngoài ra, để ưu tiên phát triển và nâng tầm ngành CNHT, Bình Dương cũng nghiên cứu và phát triển riêng một khu công nghiệp (KCN) tại huyện Bàu Bàng trên 1.000 ha, đồng thời xây dựng danh mục chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trên địa bàn, trong đó có các dự án thuộc lĩnh vực CNHT. Tỉnh cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển SXKD từng nhóm sản phẩm hỗ trợ thích ứng; hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, nguyên vật liệu hỗ trợ cho các ngành công nghiệp; hỗ trợ các DN vừa và nhỏ tham gia sản xuất các loại sản phẩm hỗ trợ, cung ứng linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu cho sản xuất CNHT.
Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ DN CNHT, trong năm 2020, Sở Công Thương Bình Dương cũng tăng cường kết nối chặt chẽ với các hiệp hội DN để nắm bắt nhu cầu của DN. Đồng thời, phối hợp cùng Ban quản lý các KCN tổ chức chương trình kết nối cung-cầu, tạo điều kiện cho các DN sản xuất CNHT tăng cơ hội tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Để phát triển ngành CNHT, tỉnh Bình Dương đang sớm hoàn chỉnh quy hoạch vùng nguyên, phụ liệu và vùng CNHT, đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút sự quan tâm của các DN trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này. |