【kết quả ars】Khiếu nại tranh chấp đất đai
Cha mẹ chúng tôi sử dụng một thời gian rồi qua đời mà không nói gì với các con. Sau đó chị tôi sử dụng thời gian rồi nói giao đất lại cho tôi để sử dụng phụng thờ tổ tiên. Nhưng tôi nói chị tôi cứ sử dụng đến khi nào chị tôi không sử dụng thì giao lại cho tôi mà chị tôi không nói gì. Sau đó một thời gian tôi xây lăng đắp mộ cho tổ tiên xong nhưng chị tôi không nói gì. Đến bây giờ chị tôi thay lòng đổi dạ đòi chia đất.
Nên tôi muốn luật sư tư vấn cách viết đơn khiếu nại như thế nào?ếunạitranhchấpđấtđkết quả ars Gia đình tôi gồm 7 chị em: 5 chị gái, 1 em gái và tôi là con trai một.
Ảnh minh họa |
Theo thông tin bạn cung cấp, cha mẹ bạn mất đi có để lại một mảnh đất nhưng không để lại di chúc, mảnh đất có nguồn gốc từ ông nội để lại. Bạn không nói rõ mảnh đất đã có Giấy chứng nhận chưa, trên Giấy chứng nhận mang tên bố mẹ bạn hay tên ông bà nội.
Nếu bố mẹ bạn không để lại di chúc nên di sản thừa kế bố mẹ bạn để lại được chia theo pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015. Khi chia di sản theo quy định pháp luật sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Bạn không cung cấp thông tin rằng ông bà (nội, ngoại) của bạn còn sống hay không nên di sản thừa kế sẽ được chia đều cho 7 chị em bạn và ông bà ( nếu còn sống). Chị em bạn có thể tới văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo Điều 57 Luật công chứng năm 2014. Sau đó, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu có tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì căn cứ.
Căn cứ theo khoản 1 điều 203 Luật Đất đai 2013 đã quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai như sau: "Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết".
Cũng căn cứ theo khoản 2 điều 203 Luật đất đai 2013 quy định: "Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự".
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/496a791780.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。