Thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ khởi sắc vào cuối năm 2019. Ảnh: Internet |
Vốn hóa thị trường có phần khởi sắc
TheổphiếuMidcapsẽtạosóngvàonửacuốinămtrênthịtrườngchứngkhoábongdaso ty le keoo kết quảkhảo sát, đánh giá các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 6 của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), năm 2018, sự “thăng trầm” của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam thể hiện rất rõ trong các giai đoạn. Trong quý đầu năm 2018, VN-Index tiếp đà tăng trưởng mạnh để đạt mức cao kỷ lục 1.204,3 điểm vào ngày 9/4/2018. Tuy nhiên, thị trường không thể giữ được “sức bền” và kết thúc năm ở mức 892,54 điểm; giảm 25,8% so với mức đỉnh và 9,3% so với cuối năm 2017, ghi nhận năm giảm điểm đầu tiên kể từ năm 2011. Tương tự, chỉ số HNX-Index kết thúc năm ở mức 104,2 điểm, giảm 11%, chỉ số UPCOM-Index đóng cửa ở mức 52,8 điểm, giảm 4% so với cuối năm 2017.
Sang năm 2019, mặc dù vẫn còn bị tác động bởi các yếu tố trong và ngoài nước như chiến tranh thương mại Trung - Mỹ kéo dài, triển vọng tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu cùng làn sóng bán tháo ngắn hạn trên nhiều thị trường, giá dầu có xu hướng biến động mạnh do khả năng duy trì cắt giảm sản lượng của OPEC+ và rủi ro xung đột thương mại lan ra toàn cầu nhưng thị trường vẫn có nhiều biến động tích hơn. Vốn hóa thị trường chứng khoán tiếp tục có sự cải thiện mạnh mẽ trong năm 2019, đặc biệt là sàn HSX và UPCOM. Vốn hóa sàn HSX đã tăng lên mức kỷ lục khi đạt 3,228 nghìn tỷ đồng cuối tháng 5. Sàn UPCOM tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng vốn hóa mạnh mẽ khi tăng lên mức đỉnh lịch sử 1.020 nghìn tỷ đồng cuối tháng 3. Sàn HNX tiếp tục đà suy giảm và đạt 184 nghìn tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017.
Dòng vốn ngoại tiếp tục duy trì ở mức tích cực trên sàn HSX và UPCOM.Trong 5 tháng đầu năm 2019, khối ngoại đã mua ròng lần lượt là 9.659 và 394 tỷ đồng, bán ròng trên sàn HNX ở mức 292 tỷ đồng.
Mid cap có thể tạo sóng lớn
Cũng theo đánh giá của Vietnam Report, trong nửa cuối năm 2019, các cổ phiếu blue chip tiếp tục giữ vai trò định hướng thị trường. Các thương vụ bán vốn lớn của Techcombank (0,9 tỷ USD), Vinhomes (1,35 tỷ USD), và gần nhất là Vingroup (1 tỷ USD), cùng các thương vụ thoái vốn nhà nước như Vinaconex (VCG), PVOIL (OIL) và PV Power (POW)… đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, duy trì dòng vốn ngoại lớn đổ vào TTCK Việt Nam.
Dữ liệu Media Coding các doanh nghiệp niêm yết trong khoảng thời gian từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019. Nguồn: Vietnam Report |
Tuy nhiên, thị trường được dự đoán sẽ hình thành một đợt sóng mới với sự tăng giá của các cổ phiếu vốn hóa trung bình (mid cap). Nền kinh tế Việt Nam, suy cho cùng, cũng được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. Các doanh nghiệp niêm yết được dự đoán sẽ hưởng lợi nhiều nhất là các nhà phát triển khu công nghiệp (nhờ việc di dời các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam), các công ty hậu cần (logistics) và dệt may. Những lĩnh vực này đa phần được chi phối bởi các cái tên thuộc nhóm mid cap. Định giá của nhóm cổ phiếu mid cap đang ở mức rẻ, P/E ở mức 9,3 lần vào thời điểm cuối năm 2018.
Bên cạnh đó, lợi ích của cuộc chiến thương mại cuối cùng sẽ chuyển sang các công ty bán lẻ - hàng tiêu dùng, các ngân hàng vốn hóa lớn và các nhà phát triển bất động sản khi lượng người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam gia tăng, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu của tầng lớp trung lưu mới nổi.
Theo nhận định của các chuyên gia được khảo sát, nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ - hàng tiêu dùng sẽ có tiềm năng hấp dẫn đầu tư nhất trong thời gian tới.
Các chuyên gia tài chính – chứng khoán đặt kỳ vọng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ cải thiện bắt đầu từ Quý 3 và “về đích an toàn” vào cuối năm 2019.