Lợi nhuận càng cao - thủ đoạn càng tinh vi
Ghi nhận tại các tỉnh biên giới Tây Nguyên và Tây Nam Bộ thời gian qua cho thấy,ùngbiêngiớiTâyNguyênvàTâyNamBộĐiểmnóngchốngbuônlậudịpcuốinăkết quả vô địch mexico các loại hàng hóa vận chuyển trái phép phổ biến qua tuyến biên giới vẫn là đường, thuốc lá, hàng tiêu dùng như sữa, bia, mỹ phẩm… và đặc biệt là vàng, tiền tệ, hàng cấm (ma túy). Vì lợi nhuận chênh lệch cao của một số loại hàng tiêu dùng với nhu cầu tiêu thụ lớn luôn được các đối tượng buôn lậu nhắm đến.
Theo đánh giá của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), tại khu vực biên giới các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, biết rõ hành vi vận chuyển thuốc lá lậu bị xử phạt rất nặng, thậm chí bị khởi tố hình sự nếu vận chuyển số lượng từ 1.500 bao trở lên, nên các đối tượng buôn lậu thường cử người canh gác, khi phát hiện lực lượng chống buôn lậu là tẩu thoát, “bỏ của chạy người”.
Lực lượng hải quan Gia Lai - Kon Tum kiểm tra hàng hóa tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y. |
Mới đây, ngày 11/10, tại khu vực kênh Nguyễn Văn Trỗi thuộc ấp Hà Thanh, xã Hưng Hà, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An (cách đường biên giới khoảng 12 km hướng về nội địa), lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hơn 12.000 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu đang vận chuyển đến điểm tập kết tại chòi canh ruộng của người dân bỏ hoang. Cũng tại thời điểm tháng 10 vừa qua, Đội Kiểm soát hải quan Kiên Giang bắt giữ đối tượng vận chuyển 296 thùng sữa Ensure với 7.000 chai sữa nhập lậu. Tại Tây Ninh, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ hàng nghìn thùng bia ngoại nghi nhập lậu trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay.
Tại An Giang cách đây chưa lâu, tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (An Giang), lực lượng hải quan phối hợp với biên phòng liên tục phát hiện nhiều vụ vận chuyển hàng qua biên giới: phát hiện xe tải vận chuyển 1.145 thùng giấy bên trong chứa 34.350 bịch khăn ướt nhãn hiệu YUNIKU xuất xứ nước ngoài, trị giá 860 triệu đồng không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Xuất hiện nhiều thủ đoạn mới
Báo cáo của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum cho thấy, các vụ việc diễn ra trên địa bàn biên giới hai tỉnh khá phức tạp với các mặt hàng quen thuộc chủ yếu là thuốc lá điếu, pháo nổ các loại... Các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng thời điểm đêm khuya khi cơ quan chức năng nghỉ làm việc, bố trí người theo dõi lực lượng chức năng, đứng canh đường, lợi dụng địa hình đồi núi tại khu vực cửa khẩu có nhiều đường mòn, lối tắt, dùng xe máy độ chế hoặc gùi cõng, tập kết hàng trong rừng có ngụy trang, tập kết hàng hóa dọc biên giới hoặc tại nhà người dân, sau đó chờ cơ hội thuận lợi để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vào nội địa tiêu thụ. Mặt khác các đối tượng buôn lậu thường trà trộn vào các loại hàng hóa thông thường khác, cất giấu hàng hóa, hàng cấm… trong các phương tiện vận tải hoặc dấu trong người khi làm thủ tục hải quan qua cửa khẩu. Riêng đối với các vụ việc về vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới chủ yếu xảy ra tại địa bàn cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Các đối tượng thường thay đổi phương thức vận chuyển và thủ đoạn cất giấu ngày càng tinh vi.
Khó bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu Hầu hết đối tượng đầu nậu sử dụng thủ đoạn tinh vi, điều hành từ xa, thường xuyên thay đổi phương thức, tuyến đường vận chuyển, thời gian, điểm tập kết hàng trên tuyến biên giới; lợi dụng một bộ phận cư dân biên giới không có việc làm, thuê mướn vận chuyển trái phép hàng lậu qua biên giới với số lượng nhỏ lẻ nhằm trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Do đó, đa phần các vụ việc bị phát hiện, bắt giữ đều khó bắt giữ được các đối tượng chủ mưu, cầm đầu. |
Ông Nguyễn Ngọc Huân – Cục trưởng Cục Hải quan Long An cho biết, trên địa bàn còn xuất hiện phương thức, thủ đoạn chủ yếu của đối tượng buôn lậu là khai sai về lượng, mã số, thuế suất… so với hàng hóa nhập khẩu thực tế; lợi dụng việc thông thoáng trong việc quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu như: chính sách hàng hóa, thuộc tiêu chí quản lý rủi ro, hàng hóa có thuế suất thấp, hoặc có thể xếp vào các mã số hàng hóa tương tự với hàng hóa khác với mức thuế suất thấp… Khi hệ thống tự động phân luồng không đúng ý đồ của các đối tượng thì tiến hành khai báo hải quan tại các chi cục khác, hoặc khai nhiều tờ khai đến khi hệ thống phân luồng đúng yêu cầu thì dừng, nộp thuế, nhận hàng hóa…
Theo báo cáo tại hầu hết các tỉnh biên giới Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, kể từ đầu quý III/2022 (có tỉnh sớm hơn), các Ban chỉ đạo 389 đã được kiện toàn, đồng thời ban hành các kế hoạch và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa. Đặc biệt, Ban chỉ đạo 389 đã xây dựng kế hoạch mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão 2023…
Không những có sự tăng cường chủ động, tích cực vào cuộc của các ngành chức năng, nhiều địa phương trong vùng như An Giang, Long An cũng đã có sự tham gia vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị. Đơn cử, thông qua các buổi họp dân khu vực biên giới với sự tham gia đầy đủ của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, lực lượng chức năng đã tuyên truyền vận động, ngăn ngừa từ xa về hành vi buôn lậu, tổ chức, tiếp tay buôn lậu cho người dân hiểu và nâng cao ý thức chấp hành.
* Ông Nguyễn Ngọc Huân - Cục trưởng Cục Hải quan Long An:
Công khai số điện thoại đường dây nóng và các ứng dụng mạng xã hội
Để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các vụ vi phạm, nhất là vào thời điểm cuối năm khi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có xu hướng gia tăng, Cục Hải quan Long An đã chỉ đạo các đơn vị tập trung đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn chính sách pháp luật trên đài truyền thanh các xã biên giới, trên trang web của Cục, các phương tiện thông tin đại chúng; ký kết hợp tác hải quan – doanh nghiệp, các ghi nhớ thực hiện Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
Đặc biệt, đơn vị đã triển khai, phổ biến, công khai số điện thoại đường dây nóng, các ứng dụng mạng xã hội như zalo, facebook, viber, email để người dân, doanh nghiệp có thể phản ánh tình hình buôn lậu, vi phạm pháp luật về hải quan nhanh và hiệu quả nhất.
* Ông Hoàng Lương Quang – Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum:
Chủ động cảnh báo các thủ đoạn buôn lậu
Thời điểm này, các đơn vị nghiệp vụ của đơn vị đang tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin; điều tra nghiên cứu nắm tình hình; tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm soát tại địa bàn hoạt động hải quan, tập trung khu vực cửa khẩu, đường mòn lối mở hai bên cánh gà cửa khẩu; bố trí cán bộ, công chức trực tiếp bám sát địa bàn tại 2 cửa khẩu nhằm thu thập thông tin, phát hiện kịp thời đối với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong dịp cao điểm.
Ngoài ra, cơ quan hải quan tăng cường triển khai áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát, nắm chắc diễn biến phát sinh tại địa bàn quản lý để xây dựng các phương án đấu tranh cụ thể có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng các
phương án đấu tranh; đảm bảo việc thông quan hàng hóa được thuận lợi, tránh trường hợp để xảy ra ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.