88Point88Point

【bundesliga bảng xếp hạng】Tổng cục Hải quan trả lời một số vướng mắc của DN Hàn Quốc

tong cuc hai quan tra loi mot so vuong mac cua dn han quoc

sản xuất thép tại một số nhà máy - Hà Thị Lan Phương

Một số DN Hàn Quốc thắc mắc,ổngcụcHảiquantrảlờimộtsốvướngmắccủaDNHànQuốbundesliga bảng xếp hạng theo Khoản d Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK và Khoản 4 Điều 15 Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa NK để sản xuất hàng hóa XK hoặc xuất vào khu phi thuế quan nếu đã nộp thuế NK thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế XK và không phải nộp thuế XK đối với hàng hóa XK có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu NK”.

Tuy nhiên, tại Khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK và tại Khoản 1a, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP đã lược bỏ từ ngữ “Không phải nộp thuế XK đối với hàng hóa XK” và các cơ quan ban ngành hiện tại đang hiểu theo nghĩa là “phải nộp thuế XK” và mức thuế XK áp dụng cho các mã hàng như sau: HS 7601.20.00 (Billet nhôm) là 10%; HS 7604.29.10 (Profile nhôm) là 7% và HS 7604.29.90 (Các mã hàng khác) là 7%

Các DN này cho rằng, các sản phẩm nhôm sản xuất từ Việt Nam đang mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, trong đó, các DN sản xuất nhôm tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn lớn khi XK nhôm sang các nước khác. Do đó, để gia tăng khả năng cạnh tranh của rất nhiều DN sản xuất nhôm tại Việt Nam, song song với đó là sự phát triển của nền công nghiệp và kinh tế Việt Nam, các DN đề xuất áp dụng mức thuế 0% với các mã hàng 7601.20.00 (Billet nhôm), 7604.29.10 (Profile nhôm) và 7604.29.90 (Các mã hàng khác).

Về vấn đề các DN thắc mắc, theo Tổng cục Hải quan, tại Khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK và Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định hàng hóa NK để sản xuất hàng hóa XK được miễn thuế NK; không quy định trường hợp miễn thuế XK đối với sản phẩm XK được sản xuất từ nguyên liệu NK.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, thời gian vừa qua, Bộ Tài chính cũng nhận được kiến nghị của DN về việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế XK về 0% đối với một số mặt hàng nhôm thuộc nhóm 76.01 và 76.04. Căn cứ khung thuế suất thuế XK ban hành kèm theo Luật Thuế XK, thuế NK thì các mặt hàng nhôm thuộc các nhóm 76.01 và 76.04 có khung thuế suất là 5% - 40%. Do đó, việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế XK về 0% theo kiến nghị của DN là vượt thẩm quyền của Chính phủ.

Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giảm thuế suất thuế XK đối với mặt hàng nhôm chưa gia công thuộc mã số 7601.10.00.10 và 7601.20.00.10 và nhôm dạng thanh que và hình thuộc nhóm 76.04 về mức thuế suất 5% (mức thuế suất thấp nhất trong khung thuế suất của các nhóm hàng này tại Luật Thuế XK, thuế NK) để xin ý kiến các bộ, ngành, Tổng cục Hải quan cho biết thêm.

Một số DN cũng cho rằng, đang có sự mâu thuẫn trong các điều nói về thuế quan liên quan đến tài sản cố định của dự án đầu tư (chỉ cho đối tác thương mại). Cụ thể, theo Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, nguyên liệu dùng cho dự án đầu tư có thể được miễn thuế quan trong các trường hợp miễn thuế của Đoạn 7. Hơn nữa, trong số các trường hợp quy định ở đoạn này, nguyên liệu không thể sản xuất trong nước cũng có thể được miễn thuế quan.

Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (gọi tắt là Thông tư 14) quy định rằng nguyên liệu có thể sản xuất trong nước phải nộp thuế. Do đó, nguyên liệu cho dự án đầu tư nhưng có thể sản xuất trong nước là nguyên nhân dẫn đến cách xác định áp thuế/miễn thuế độc quyền của từng cơ quan Hải quan. DN kiến nghị, cần xây dựng quy định rõ ràng về áp thuế đối với nguyên liệu cho dự án đầu tư nhưng có thể sản xuất trong nước.

Theo Tổng cục Hải quan, tại Khoản 7 Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính thì hàng hóa NK để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế NK quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế NK theo quy định của pháp luật có liên quan quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế Thu nhập DN ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập DN, Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế và Nghị định 53/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế Thu nhập DN đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế NK, bao gồm: Thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân, gồm: xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải; nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm nêu tại điểm c khoản này để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc nêu tại Điểm a khoản này.

Danh mục nguyên liệu, vật tư trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Theo đó, danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được thực hiện theo Thông tư 14. Tại Điều 2, Điều 3 Thông tư 14 quy định rõ về các vấn đề này. Do đó, trường hợp nguyên liệu, vật tư NK để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nếu thuộc Danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư 14 thì không được miễn thuế NK theo quy định; trường hợp nguyên liệu, vật tư NK không thuộc Danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư 14 được miễn thuế NK.

Tổng cục Hải quan cho biết, quy định này được áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ quan Hải quan và kể từ ngày 1/9/2016 và nội dung này đã được quy định tại Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Do vậy, Tổng cục hải quan đề nghị DN căn cứ các quy định nêu trên đối chiếu với hàng hóa NK của DN để thực hiện.

Một số DN cũng cho rằng, Tổng cục Hải quan nên giao quyền cho chi cục hải quan địa phương thực hiện kiểm tra sau thông quan hàng năm sẽ hoàn thiện các vấn đề liên quan và có hiệu quả hơn.

Liên quan đến quy định về kiểm tra sau thông quan, theo Tổng cục Hải quan, về thời hạn kiểm tra: Tại khoản 3 Điều 77 Luật Hải quan 2014 quy định: “Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan”.

Về thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan đối với các hồ sơ hải quan đã thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký Quyết định kiểm tra; Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan và tại cơ quan hải quan trong phạm vi 5 năm; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan trong phạm vi 5 năm. Theo đó, cơ quan Hải quan dựa trên mức độ rủi ro, dấu hiệu vi phạm và nguồn lực của đơn vị để xác định phạm vi kiểm tra cho phù hợp, tối đa là 5 năm.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, không có quy định về việc thực hiện thanh tra chuyên ngành hải quan đối với DN 5 năm 1 lần. Về cơ quan được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành hải quan gồm 2 cấp: Tổng cục Hải quan và Cục hải quan tỉnh, thành phố. Cơ quan hải quan xây dựng kế hoạch, phê quyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm cho toàn ngành Hải quan nên không có tình trạng chồng chéo.

Ngoài ra để tránh tình trạng cản trở hoạt động của DN, thực hiện thanh tra theo Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm cơ quan Hải quan không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với DN. Trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng; kết luận thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm.

赞(54449)
未经允许不得转载:>88Point » 【bundesliga bảng xếp hạng】Tổng cục Hải quan trả lời một số vướng mắc của DN Hàn Quốc