发布时间:2025-01-26 07:13:50 来源:88Point 作者:Cúp C1
Thu hút,ếnlượcquốcgiavềthuhúttrọngdụngnhântàiCầntưduyđộtphálịch bóng đá giao hữu hôm nay trọng dụng nhân tài đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ sớm và đã ban hành nhiều chính sách. Cụ thể hóa các chính sách đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản khác nhau. Các địa phương đã tích cực triển khai các cơ chế đãi ngộ như ưu tiên tuyển thẳng, ưu đãi cấp nhà, chính sách lương và hỗ trợ ban đầu, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng.
Vậy nhưng, trong thực tế, các chính sách này chưa phát huy hiệu quả như mong muốn nên chưa giữ chân được người tài và chưa thúc đẩy được những đóng góp của họ vào lợi ích chung của đất nước. Thực tế này đòi hỏi đề án chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài phải có tư duy đột phá.
Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, nhân tài là nguồn lực đặc biệt, rất quan trọng, nếu được thu hút, trọng dụng sẽ tạo được sức mạnh to lớn để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Thu hút, trọng dụng nhân tài là một nhiệm vụ phải được coi trọng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Nội dung quan trọng trong dự thảo đề án Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài phải thể hiện rõ khái niệm và các tiêu chí xác định nhân tài.
Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
"Tiêu chí xác định nhân tài là những tiêu chí mang tính chất khung còn trong từng lĩnh vực, trong hoạt động công vụ sẽ được cụ thể hóa. Trong dự thảo, nhân tài là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có trình độ năng lực sáng tạo vượt trội, có tinh thần cống hiến, có công trạng, thành tích tạo nên sự tiến bộ của một ngành, một tổ chức, một địa phương...", ông Trần Anh Tuấn cho biết.
Bày tỏ sự nhất trí cao với khái niệm nhân tài trong dự thảo, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Nguyễn Thị Thu Phương nêu quan điểm, việc thu hút nhân tài sẽ phải bao quát cả khu vực công và khu vực tư nhân.
"Phải phân cấp được và có chính sách ưu việt để thu hút nhân tài trong khu vực nhà nước. Điều quan tâm nhất là phải có cơ chế thu hút nhân tài ở các khu vực bên ngoài", bà Nguyễn Thị Thu Phương cho biết.
Tìm lời giải cho câu hỏi thời gian qua có rất nhiều bộ, ngành, địa phương đưa ra chính sách thu hút nhân tài hấp dẫn song hiệu quả chưa cao, số nhân tài thu hút được còn rất thấp, nguyên nhân có phải do chế độ đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn? Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ nội vụ cho rằng, muốn thu hút được thì phải trọng dụng. Tuy nhiên, vừa qua chưa làm được nhiều, mặc dù đãi ngộ ban đầu không phải ít nhưng nhiều người vẫn rời bỏ. Trọng dụng, ngoài đãi ngộ thì phải sử dụng như thế nào, có tạo môi trường, điều kiện không, các nhà khoa học muốn nghiên cứu thì phải các labo và giao cho các chương trình, đề tài.
"Sinh viên mới tốt nghiệp, cán bộ mới của cơ quan thì giao đi quét dọn, pha chè chứ chưa hẳn là trọng dụng thực sự, rồi đề bạt. Cái gốc là tin tưởng, sử dụng, giao và tạo điều kiện cho họ làm việc", ông Nguyễn Tiến Dĩnh nói.
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ nội vụ. (ảnh: Tuổi Trẻ)
Qua kinh nghiệm thu hút nhân tài từ TP.HCM, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phạm Đức Hải nhận định, nếu không có chính sách rõ ràng sẽ không thu hút được nhân tài. Bên cạnh đó, cần có cơ chế để các cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành chính sách vượt trội và cần định lượng năng lực sáng tạo vượt trội của nhân tài gắn với công trình, các phương án phát triển, các sản phẩm ý tưởng được thực tế đánh giá.
"Quan trọng nhất là phải có chính sách. Sau khi mời gọi thì anh phải có buổi trình bày những điều làm được chứ không phải dựa vào bằng cấp. Phải nhắm vào lĩnh vực cơ quan đang cần. Vai trò của Ủy ban nhân dân phải có chính sách vượt trội thu hút thì mới trọng dụng được", ông Phạm Đức Hải cho biết.
Còn theo Tiến sỹ Bùi Trường Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng lý luận Trung ương, dự thảo Đề án chiến lược cần thể hiện tính đột phá trong tư duy, nhận thức và cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài.
"Đã dùng người tài không nên nghĩ là sở hữu họ, sử dụng quan trọng hơn sở hữu, họ ở bất kỳ đâu cũng đóng góp cho hệ thống này được, không cần đưa họ vào hệ thống khu vực công, như thế khó giữ được người tài. Giữ cơ chế mềm để sử dụng chứ không nên đặt nặng sở hữu. Phải có cơ chế rút ngắn cho người tài chứ không tuần tự; rút gọn thì mới dùng người tài ngay trong công việc, phải có tư duy đột phá và biện pháp đột phá, phải có mô hình những trung tâm ưu tú, ươm tạo 1 êkip người tài làm việc với nhau", ông Bùi Trường Giang nói.
Dự thảo đề án Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài sẽ tiếp tục được hoàn thiện để Ban soạn thảo sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Từng nội dung trong dự thảo cần thể hiện rõ nét sự đột phá có ý nghĩa thực chất nhằm phát huy, động viên nhân tài đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước./.
Vân Hồng/VOV1
相关文章
随便看看