当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ty số và tỷ lệ】Phụ nữ miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 正文

【ty số và tỷ lệ】Phụ nữ miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

2025-01-26 01:48:26 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:527次

Trong lịch sử Việt Nam,ụnữmiềnNamtrongcuộcTổngtiếncngvnổidậyXunMậty số và tỷ lệ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi khắc sâu như một bản anh hùng ca bất diệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đồng thời để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng, phát triển trong điều kiện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trên toàn chiến trường miền Nam Xuân Mậu Thân 1968 là một đòn bất ngờ, táo bạo..., đã tiêu diệt, phá hủy nhiều vũ khí, sinh lực của địch; làm cho chính quyền Mỹ choáng váng và làm lung lay ý chí xâm lược, làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở Việt Nam.

Các nữ Thanh niên xung phong vận chuyển vũ khí vào nội đô, chuẩn bị cho chiến dịch. Ảnh tư liệu.

Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Phụ nữ miền Nam là lực lượng quan trọng trong công tác hậu phương quân đội, phục vụ chiến trường. Hàng vạn chị em phụ nữ tham gia các đội dân công, thanh niên xung phong; tham gia hoạt động tình báo, giao liên, tải lương, tải đạn, xây dựng kho vũ khí bí mật ở nội đô, ủng hộ lương thực, thực phẩm cho bộ đội, tham gia các đội du kích, biệt động... Những hoạt động này được thực hiện đồng loạt ở các tỉnh từ nông thôn đến thành thị và tạo nên cơ sở hậu cần - kỹ thuật chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân. Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn tìm mọi cách đàn áp nhưng không làm giảm được khí thế tham gia nổi dậy của phụ nữ - những con người luôn có mặt ở khắp mọi nơi trong lòng địch, ngoài tiền tuyến: Khi làm công tác vũ trang tuyên truyền, rải truyền đơn, treo khẩu hiệu, khi phục vụ chiến đấu hoặc trực tiếp chiến đấu, diệt ác ôn giữa ban ngày. Bên cạnh đó, nhiệm vụ tập kết tạo kho vũ khí trong nội đô là công việc tối quan trọng.

Nhiều câu chuyện kể về các cô, các chị thực sự như những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm đối với tính mạng, nhưng với tinh thần dũng cảm, xả thân, thông minh, sáng tạo, nhanh trí, các cô, các chị đã vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ như khi vận chuyển vũ khí, có chị đóng giả là người di cư, mặc đồ kiểu tư sản, cho súng đạn vào vali quần áo chở bằng xe máy, qua mặt tên cảnh sát còn chào, không hề tỏ ra sợ sệt. Một trong những người phụ nữ gan dạ thời đó là má Sáu Hòa. Má được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng, thành lập hệ thống kho vũ khí trong nội đô. Má đã làm nghề may, buôn bán để che mắt địch. Má cùng những chị em khác tổ chức công việc buôn trái dừa, mỗi chuyến hàng vận chuyển 500 trái nhưng chỉ có khoảng 50 trái là dừa thật, còn lại đều bị đục bỏ nước, chèn chất nổ TNT để chuyển vào thành phố. Rồi má chuyển từ buôn trái dừa sang buôn than, gạo, và các loại trái cây. Mỗi lần nhập hàng là một lần vũ khí được chuyển thêm vào kho vũ khí của bên ta. Đây thực sự là công việc khó, đòi hỏi người thực hiện không chỉ gan dạ, dũng cảm mà còn phải thông minh, linh hoạt, biết cách xoay chuyển tình thế khi cần thiết. Trong suốt 3 năm chuẩn bị, hệ thống kho vũ khí được mở rộng bởi những chị em phụ nữ như má Sáu Hòa.

Tổ may cờ ở Gia Định đang may cờ mặt trận chuẩn bị cho Tết Mậu Thân. Ảnh tư liệu.

Bên cạnh đó là câu chuyện về những người mẹ, những bà má dành hết tình thương của mình để nuôi giấu cán bộ mà không màng đến nguy hiểm. Họ là những người âm thầm phía sau bao bọc, chở che hết lượt con này đến lượt con khác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. Những lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được các mẹ, các chị ở khắp các tỉnh miền Nam âm thầm tự may để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, và hiện nay ở Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn lưu giữ nhiều lá cờ như vậy. Một trong những người phụ nữ đã tự may những lá cờ chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 là bà Trần Thị Xua ở ấp Phú Hưng, Phù Hựu, Châu Thành, Đồng Tháp.

Đêm Giao thừa Tết Mậu Thân năm 1968, khi tiếng súng tổng tiến công đồng loạt nổ ra khắp các tỉnh miền Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam việt Nam đã chỉ đạo các cấp Hội vận động hội viên cùng nhân dân địa phương sẵn sàng nổi dậy. Trong các thành phố, khi lực lượng Quân giải phóng vừa giành thắng lợi trong chiến đấu thì lực lượng chính trị xuất hiện, ngăn chặn bước phản công của địch, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang kịp thời rút đi. Hơn 11 triệu lượt phụ nữ từ thành thị đến nông thôn đã tham gia nổi dậy diệt ác, phá kìm, làm tan ra từng mảng bộ máy chính quyền Sài Gòn cấp cơ sở, tiến công vào thị xã, thị trấn, giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Tại Mỹ Tho, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, hơn 40.000 phụ nữ và nhân dân theo từng đại đội, tiểu đoàn bộ đội kéo vào thành phố, thị xã phối hợp với quần chúng biểu tình. Ở Tây Ninh, nhân lúc tiếng pháo Giao thừa, được chị em nội tuyến dẫn đường, bộ đội lần lượt tiến công vào các cơ quan chính quyền, đồn trại của quân đội Sài Gòn trong thị xã, đông đảo nhân dân kéo vào gây áp lực với địch.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, khi có tiếng pháo Giao thừa đón Xuân sang cũng là lúc tiếng súng tập kích của bộ đội ta nổ giòn giã. Các má, các chị được chuẩn bị tư tưởng, khi đón nhận những tiếng súng "phát lệnh" đã hành động ngay. Liên tục trong 10 ngày, bắt đầu từ ngày mồng 5 Tết, địch đổ quân xuống các trục lộ, dùng xe tăng, cối M79 phản kích lại quân ta. Hàng ngàn đồng bào, đi đầu là các má, các chị đã dũng cảm mang theo đồ đạc, quần áo gọn nhẹ, dắt con nhỏ, khiêng người bị thương ra đường Minh Mạng, ra công trường Ngã Bảy đấu tranh... Nổi bật là hoạt động của đơn vị biệt động Thành Sài Gòn: Ngày 27-1-1968, đơn vị nữ biệt động Thành đã phối hợp với các nhóm tự vệ vũ trang của Ban Phụ vận thực hiện cuộc tuyên truyền công khai tại chợ Bến Thành. Đồng chí Đào Hồng Nga được Ban Phụ vận và Đảng ủy 36 chợ Đô Thành giao nhiệm vụ làm diễn giả. Giữa chợ Bến Thành, chị đứng lên dõng dạc chuyển lời chúc Tết của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và lực lượng giải phóng miền Nam đến với đồng bào Sài Gòn và kêu gọi đồng bào kháng chiến... Trong đợt tổng công kích và nổi dậy này, người dân Sài Gòn chứng kiến những hình ảnh chiến đấu ngoan cường của đơn vị nữ biệt động Sài Gòn - Gia Định (Đơn vị được đổi tên là Tiểu đoàn Lê Thị Riêng ngày 8-3-1968). Đây là tiểu đoàn biệt động nữ đầu tiên và duy nhất của Thành phố trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Các đội tự vệ trong Tiểu đoàn Lê Thị Riêng dũng cảm thọc sâu đánh vào trung tâm Sài Gòn, tham gia đánh Tòa hành chính quận 5, treo cờ cách mạng lên cột cờ Tòa hành chính, bám sát lực lượng đánh vào cơ quan Tổng Tham mưu của quân đội Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất, các cơ quan đầu não quan trọng của địch.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, chúng ta không thể không nhắc đến Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương (Huế). Lúc đó, không chỉ người dân thành Huế mà cả các chiến sĩ của chúng ta đều nhớ mãi khẩu hiệu "Thà hy sinh, nhất định không rời trận địa" của Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương. Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, tháng 6-1967, Thành ủy Huế đã giao cho Tiểu đội nhiệm vụ dẫn đường, đưa bộ đội tiến công vào các mục tiêu ở thành phố Huế, đồng thời trực tiếp đánh giặc. Vì hoạt động bí mật nên cả 11 chị em trong Tiểu đội đều phải làm mọi cách để che giấu tên tuổi, thân phận của mình, thậm chí người trong gia đình cũng không hề biết. Để hoàn thành nhiệm vụ dẫn đường, Tiểu đội phải bám địa bàn, nghiên cứu kỹ lưỡng từng đoạn đường để đưa bộ đội vào thành Huế mà không rơi vào bẫy của địch. Họ thường cải trang làm người bán rau, bán cá, người đưa thư... để có thể nắm tường tận các điểm chốt của địch nhằm dễ bề đối phó. Với lòng can đảm, tinh thần xả thân và trách nhiệm cao, 11 cô gái kiên trì bám trụ, phối hợp cùng bộ đội đánh lui một tiểu đoàn lính Mỹ thiện chiến, được trang bị vũ khí hiện đại, gây cho địch nhiều thương vong, được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi và tặng bài thơ:

"Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường,

Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường.

Bác khen các cháu dân quân gái,

Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương" (1).

Trong những ngày tháng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, còn rất nhiều, rất nhiều chị em phụ nữ gan dạ, dũng cảm tham gia vận động bà con, người dân theo cách mạng.

Chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 đã qua đi vừa gần nửa thế kỷ, nhưng ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay. Cách mạng nước ta hiện nay bên cạnh những nhân tố thuận lợi thúc đẩy quá trình đổi mới đất nước, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao, thì chúng ta cũng đang phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nhất là việc các thế lực thù địch chống phá bằng chiến lược "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn, lật đổ, âm mưu thúc đẩy "tự diễn biến", tạo cớ can thiệp dưới nhiều hình thức. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với vai trò của mình sẽ tiếp tục định hướng, tổ chức giáo dục cho hội viên phụ nữ cả nước nắm chắc tình hình, xử lý được các tình huống bất ngờ, phức tạp có ảnh hưởng đến chính trị hoặc sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh đó, Hội còn động viên, thúc đẩy phụ nữ tích cực tham gia, học hỏi phát triển để nâng cao năng lực cho bản thân, gia đình, xã hội; có nhận thức đúng đắn, đẩy lùi những nguy cơ xấu ảnh hưởng đến nền hòa bình của đất nước. Đồng thời, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần tạo dựng được mạng lưới đồng bộ liên kết ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, cả trong và ngoài nước. Mạng lưới này cần phải có sự đoàn kết, và có định hướng phát triển cả về kinh tế, văn hóa vừa ở góc độ gìn giữ vừa ở góc độ thích ứng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh đó, không được quên những giá trị văn hóa truyền thống được tạo dựng nên từ thời Bà Trưng, Bà Triệu. Từ xưa đến nay, phụ nữ Việt Nam luôn có vai trò quan trọng từ cả trong gia đình đến ngoài xã hội; góp phần tạo nên những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc.

--------------

(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđđ, T15, tr.434.

NGUYỄN THỊ TUYẾT – Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

* Tham luận được đăng trong Kỷ yếu tại Hội thảo “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử” tại TP Hồ Chí Minh ngày 29-12-2017.

Theo qdnd.vn

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜