【xỉu 2/2.5 là gì】Nguyên tắc 6 điểm gắn kết ASEAN về Biển Đông
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã tái khẳng định cam kết của các nước thành viên đối với 6 nguyên tắc gồm: Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); hướng dẫn thực hiện DOC; sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được công nhận của Luật pháp quốc tế,êntắcđiểmgắnkếtASEANvềBiểnĐôxỉu 2/2.5 là gì trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); tất cả các bên tiếp tục kiềm chế và không sử dụng vũ lực; giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với các nguyên tắc đã được công nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Văn bản trên đã khẳng định lại các nguyên tắc căn bản của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, qua đó một lần nữa thể hiện sự đoàn kết, nhất trí của ASEAN và việc Hiệp hội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm của mình trong các vấn đề "nóng" của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Rõ ràng, sự ra đời của “Nguyên tắc 6 điểm về vấn đề Biển Đông” chứng tỏ rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm chung của các nước ASEAN cũng như của các nước trong khu vực và trên thế giới, vấn đề Biển Đông không phải chỉ là vấn đề song phương giữa một vài nước ASEAN với Trung Quốc.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực, việc ra tuyên bố “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông” tái khẳng định lập trường của ASEAN, yêu cầu các bên liên quan tôn trọng, tuân thủ các cam kết mang tính khu vực và Luật pháp quốc tế trong hành xử ở Biển Đông.
Các hành vi vi phạm những nguyên tắc trên sẽ gây ảnh hưởng tới ASEAN. Với nguyên tắc ASEAN coi Biển Đông là vấn đề chung của khối, tất cả các nước thành viên phải có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, thực hiện đầy đủ DOC, sớm xây dựng COC để bảo đảm hiệu quả hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông.
Kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN đến nay, Việt Nam luôn nỗ lực và đóng góp tích cực trong việc duy trì sự đoàn kết và giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN. Việt Nam đã tích cực đóng góp vào việc phát huy vai trò của ASEAN trong triển khai các mục tiêu trọng tâm, ưu tiên của Hiệp hội và khu vực như xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường liên kết và kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển bền vững và đồng đều; tăng cường quan hệ với các đối tác; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Cùng với các nước khác, Việt Nam đề cao vai trò chủ động và tích cực của ASEAN trong việc xây dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực, nhất là việc bảo đảm tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế; giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực.
Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông phù hợp với lập trường chung của ASEAN. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (AMM-45), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vừa diễn ra ở Phnom Penh (Campuchia), Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển, đồng thời nhấn mạnh rằng các nước phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển, không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ DOC, sớm xây dựng COC.
Hơn bao giờ hết, các nước ASEAN cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, duy trì và củng cố sự đoàn kết ASEAN, phát huy vai trò và đóng góp chủ đạo của ASEAN trong các vấn đề ưu tiên và thiết yếu của ASEAN và khu vực, nhất là về xây dựng Cộng đồng; thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực; xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác; tăng cường quan hệ với các đối tác; ứng phó có hiệu quả với các thách thức đang nổi lên,… vì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Việt Nam hy vọng và tin tưởng rằng trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2012, Campuchia sẽ có những nỗ lực và đóng góp tích cực nhằm duy trì sự đoàn kết trong ASEAN cũng như phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực./.
Theo Vietnam+
(责任编辑:Cúp C1)
- Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- Hậu Giang sắp xây nhà máy điện Mặt Trời trị giá hơn 1.200 tỷ đồng
- iPhone 13 có giúp Apple vượt mốc 3.000 tỷ USD?
- ROS bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc sinh năm 1977
- Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- Đường sắt Sài Gòn: Doanh thu nghìn tỷ, lợi nhuận vẫn âm
- Samsung duy trì ngôi đầu về doanh số chất bán dẫn trong quý 3
- Hơn 40 công ty thực phẩm, đồ uống châu Âu sắp đến VN
- Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- Hàng triệu lao động có nguy cơ mất việc... vì rô bốt
- Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não ở Hà Nội: Tuyên phạt bị cáo 4 năm 9 tháng tù
- Ứng dụng giúp tìm kiếm, tặng máy tính, iPad cho trẻ em nghèo
- 5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- SHB cho vay ưu đãi mua ô tô lãi suất chỉ từ 4,99%/năm
- Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- Cơ chế khuyến khích ngược tạo ra tâm lý ỷ lại
- Tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nhận hàng từ hãng tàu Hanjin
- Đức có thể khiến Apple và Google thay đổi cách bán điện thoại
- Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- FLC về đích 1.200 tỷ đồng lợi nhuận trước 2 tháng