Giá "tuột dốc" Theệpdămgỗđangthuathiệtvềgiákết quả tỷ số hôm quao ông Trần Lê Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, những năm gần đây, giá XK dăm gỗ có xu hướng đi xuống. Đây là một trong những thách thức lớn nhất cho sự phát triển bền vững của ngành này. Cụ thể, giá dăm (FOB) lên đỉnh điểm vào năm 2015, ở mức khoảng 145 USD/tấn. Tuy nhiên, đến năm 2016, giá giảm xuống chỉ còn 137 USD/tấn. Bước sang nửa đầu năm 2017, giá chỉ đạt khoảng 132 USD/tấn. “Thông tin từ một số DN trực tiếp tham gia XK cho thấy, giá XK dăm giảm sâu trong quý III năm nay và có khả năng còn tiếp tục giảm trong tương lai. Tình trạng giảm giá này trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động của các DN. Không chỉ liên tục giảm giá, điểm đáng chú ý ở đây là, giá dăm gỗ của Việt Nam XK vào các thị trường chính như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn thấp hơn giá dăm xuất từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các DN của Việt Nam đến từ Úc, Chi Lê và Thái Lan”, ông Huy nói. Tại sao giá dăm XK của Việt Nam lại liên tục “tuột dốc” và thấp hơn mức giá so với các đối thủ cạnh tranh? Theo ông Nguyễn Như Xuân, Phó Tổng giám đốc Công ty VIJACHIP CL: Mấu chốt là bởi chất lượng cũng như quy trình sản xuất dăm gỗ của Việt Nam kém, thậm chí được đánh giá ở mức thấp nhất. “Khách hàng tại các thị trường chủ lực của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản chê gỗ làm dăm khai thác quá non. Bên cạnh đó, một dây chuyền chế biến dăm có tổng mức đầu tư chỉ khoảng 1,5 tỷ đồng. Việc đầu tư chế biến, XK dăm ồ ạt dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng dăm gỗ XK”, ông Xuân nói. Liên quan tới vấn đề này, ông Thăng Văn Thông, Giám đốc Công ty TNHH Hào Hưng, chi nhánh Hải Phòng bổ sung thêm: Hiện nay, tại khu vực phía Bắc, các hộ gia đình làm dăm rất nhiều, số lượng lớn. DN XK chỉ có vài nhà máy chế biến dăm gỗ, phần dăm gỗ còn lại thu gom từ các hộ sản xuất nhỏ nên khó kiểm soát chất lượng, rủi ro lớn. “Muốn cải thiện chất lượng sản phẩm dăm gỗ XK, gia tăng sức cạnh tranh, kiến nghị xem xét lại cách quản lý các hộ sản xuất này. DN XK không thể can thiệp, chỉ có cơ quan quản lý nhà nước mới làm được”, ông Thông nói. Cần có tiếng nói chung Trên thực tế, khi sản phẩm dăm gỗ XK của Việt Nam bị khách hàng chê chất lượng kém, khai thác cây non, một vấn đề khác lại được đặt ra. Ông Thông phân tích, cùng loại cây có tuổi đời là 10 năm, tại Úc khai thác vẫn cho chất lượng tốt mà ở Việt Nam nhiều trường hợp gỗ bị rỗng ruột. Đó là bởi nguồn giống cây trồng chưa tốt, chưa được kiểm soát. Muốn có trữ lượng cây lớn phục vụ chế biến, XK cần kiểm soát nguồn giống đầu tiên. “Tôi kiến nghị Bộ NN&PTNT cũng như Tổng cục Lâm nghiệp phải xây dựng quy chế kiểm soát nguồn giống”, ông Thông nhấn mạnh. Chất lượng hạn chế khiến dăm gỗ của Việt Nam thua thiệt về giá. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích vấn đề này sẽ là thiếu sót nếu không đề cập tới việc các DN năng lực còn yếu, thiếu tiếng nói chung, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh. Theo ông Thông, các DN dăm gỗ chủ yếu là DN nhỏ, chỉ một vài DN thực sự có tiềm lực. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường XK dăm gỗ chủ lực của Việt Nam. Các nhà NK Trung Quốc nắm rất rõ tâm lý của DN Việt Nam nên tập trung ép giá. “Ví dụ, DN chỉ có khoảng 40.000 tấn dăm gỗ, nếu không bán DN sẽ hết tiền quay vòng vốn làm ăn. Biết rõ điều này, đối tác Trung Quốc ra sức kiểm soát giá. Chỉ cần 1 DN chấp thuận mức giá đó là tất cả các DN khác đều phải bán. Thực tế, muốn tăng sức cạnh tranh, đảm bảo giá XK, các DN cần có tiếng nói chung đồng thời xây dựng phương án hỗ trợ lẫn nhau. DN hỗ trợ DN và Nhà nước cũng phải đồng hành hỗ trợ DN”, ông Thông bày tỏ. Ngoài chất lượng sản phẩm, giá cả XK, một trong những khó khăn mà các DN ngành dăm phải đối mặt trong thời gian tới là việc tiến hành cấp Chứng nhận FSC (hệ thống các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác) chính thức áp dụng phiên bản mới 3.1 từ năm 2018 với nhiều nội dung, điều kiện khắt khe hơn. “DN lo ngại để có thể có Chứng nhận FSC theo phiên bản mới sẽ phải bỏ ra khoản chi phí lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh. DN mong cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng xây dựng tiêu chí, cách thức đánh giá cho phù hợp nhằm hỗ trợ DN đảm bảo được cấp Chứng nhận FSC, không bị gián đoạn XK với mức chi phí hợp lý”, ông Xuân đề nghị. |