Cô giáo Thụy Miên và các cháu lớp 2/1 Trường tiểu học Trần Quốc Toản. Ảnh: Đăng Tuyên Những kỷ niệm khó quên Trần Hữu Quang,ềgiáothươnghiệungườithầtỷ lệ kèo nhà cái men giảng viên đàn nhị, Học viện Âm nhạc Huế Giảng viên Trần Hữu Quang Trong 13 năm làm công tác giảng dạy, cũng có lúc tôi định chuyển sang nghề khác nhưng rồi như định mệnh, lòng yêu nghề khiến tôi không nỡ rời xa. Cuộc đời giáo viên cũng có biết bao vui buồn, kỷ niệm với học sinh, sinh viên. Chuyện làm tôi đau đáu mãi là cách đây 10 năm, một học sinh rất có năng khiếu của tôi đã phải dừng niềm đam mê nghệ thuật để vào miền Nam mưu sinh vì gia cảnh quá nghèo. Buổi học cuối em trả lại đàn cho tôi, hai thầy trò khóc, gương mặt em đầy tâm trạng khiến tôi cứ day dứt mãi. Day dứt bởi đồng lương hợp đồng ít ỏi của tôi lúc ấy không thể giúp cho em tiếp tục ở lại giảng đường. PGS. TS. Lê Mạnh Thạnh, giảng viên cao cấp Khoa Công nghệ Thông tin (Trường đại học Khoa học Huế), nguyên Phó Giám đốc Đại học Huế PGS. TS. Lê Mạnh Thạnh Ở bậc đại học, sự gắn kết tình cảm khó mặn mà như phổ thông. Trong giai đoạn hiện nay, sự gắn kết giữa giảng viên và sinh viên lại càng là một nỗi lo. Trước đây, quy mô lớp học ít sinh viên nên giảng viên gần gũi, gắn bó và nắm bắt tốt tâm lý sinh viên hơn. Mỗi khi dạy, tôi luôn dành ra vài phút để trò chuyện, trao đổi những bài học đạo đức, văn hóa và đời sống với các em. Khoảng cách thầy trò từ đó được rút ngắn. Bây giờ, khi tôi gặp lại những học trò năm xưa, họ vẫn rất quý. ThS. Hoàng Minh,Hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài Ths. Hoàng Minh Đến hôm nay, tôi vẫn như còn nghe rất rõ tiếng trả lời nhỏ nhẹ và ánh mắt buồn buồn, thiếu tự tin của một cậu học trò nghèo mà khi còn làm công tác Đoàn trường, tôi có dịp về thăm vào ngày 29 Tết. Chỉ còn thêm một ngày nữa là qua năm mới, nhưng nhà cậu học trò ấy, từ trong ra ngoài đều giăng kín lúa giống đang được ủ mầm đợi sạ. Tường nhà là phên tre tuềnh toàng, cửa nẻo tạm bợ. Hỏi thăm tình hình chuẩn bị Tết của gia đình, em ấy bảo: “Bánh tét thì chiều 30 mới gói. Thịt cá thì ngày 30 mẹ cũng mới lo…”. Giọng nói chầm chậm, buồn buồn của cậu học trò lúc ấy, tôi không chỉ thấy hình ảnh tôi của những năm tháng cũng khó khăn như thế, mà còn nhắc tôi hiểu rằng mình may mắn hơn các em rất nhiều khi đã có cơ hội tiếp tục học tập và trưởng thành trong nghề nghiệp. Điều đó đã luôn nhắc tôi luôn cố gắng tìm mọi cơ hội để có thể chia sẻ và giúp em vững bước đến trường. Trương Đông Hưng, cựu học sinh Trường THPT Chuyên Quốc Học, Huy chương Vàng Olympic Sinh học Quốc tế năm 2017 Trương Đông Hưng Năm cấp 2, em tham gia lớp bồi dưỡng toán. Nhiệm vụ của em và các bạn là giữ gìn vệ sinh phòng học. Có một hôm vì lười nên chúng em đối phó bằng cách dồn rác lại vào một góc phòng hòng “qua mặt” thầy. Hôm đó thầy rất buồn, nhắc chúng em phải hoàn thiện nhân cách từ những việc nhỏ nhất, như giữ gìn vệ sinh chung và đặc biệt làm việc phải có trách nhiệm, không làm kiểu đối phó, qua loa đại khái. Một bài học nhỏ nhưng ấn tượng, thay đổi suy nghĩ của em rất nhiều. Cùng những đóng góp tâm huyết PGS. TS. Lê Mạnh Thạnh Suốt nhiều năm công tác tại ĐH Huế, điều mà tôi trăn trở nhất là vẫn chưa giải quyết được bài toán quy mô và hiệu quả đào tạo. Hiệu quả đào tạo là phải đảm bảo sinh viên ra trường có việc làm và làm đúng ngành học. Tuy nhiên, tỷ lệ này hiện nay vẫn chưa cao. Vấn đề trăn trở thứ hai là thương hiệu của cơ sở giáo dục. Thương hiệu gồm hai yếu tố là đào tạo (như đã nói) và nghiên cứu khoa học. Đại học Huế có đội ngũ nhân lực lớn và chất lượng, song còn thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị, nguồn kinh phí có hạn nên vẫn khó khăn trong việc làm được những đề tài lớn, mang tính ứng dụng cao để tạo được tiếng tăm. Phải nói rõ, cả đào tạo và nghiên cứu khoa học chúng ta đều có những bước tiến và nếu đánh giá ĐH Huế mất thương hiệu so với trước là không chính xác. Mới đây thôi, khi tiếp xúc với các chuyên gia đầu ngành vẫn đánh giá ĐH Huế có uy tín, chất lượng. Song, cái tôi muốn nói là phát triển thương hiệu. ThS. Hoàng Minh Mục tiêu của chúng tôi là không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học của Trường THPT Phú Bài, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu hằng năm trong các kỳ thi THPT Quốc gia xét tuyển vào đại học, cao đẳng, thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thi sáng tạo thanh thiếu niên… Với mỗi dịp 20/11, tôi luôn mong muốn đó thực sự là ngày ý nghĩa để tập thể thầy cô giáo trong nhà trường, những người đã về hưu, những người đang đứng lớp, gặp gỡ và chia sẻ kỷ niệm buồn vui trong nghề. Tôi nghĩ, với một tập thể có tinh thần đoàn kết tốt, nhiều thế hệ giáo viên đã và đang giảng dạy tại nhà trường đều sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm hay thì điều đó rất quan trọng để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đưa chất lượng đào tạo nhà trường ngày càng phát triển. Ở Trường THPT Phú Bài, học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ rất ít, nhưng mỗi trường hợp lại là một nỗi day dứt. Mỗi khi học sinh có dấu hiệu muốn bỏ học, chúng tôi luôn cố gắng kết nối trực tiếp với gia đình để tìm hiểu nguyên nhân nhằm kịp thời giúp đỡ học sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phụ huynh nói thẳng: “Nhiều người học đến đại học vẫn thất nghiệp như thường. Con tôi học xong ai chắc chắn sẽ có việc làm? Thôi thì trước sau chi cũng phải tự lo lấy thân, xin nhà trường cho cháu nghỉ để tìm việc làm và ổn định càng sớm càng tốt”. Biết rằng cái gì cũng có cái giá riêng, nhưng với những trường hợp học sinh phải bỏ học vì lý do ấy, chúng tôi cảm nhận rất rõ sự bất lực và thấy đau. Trần Hữu Quang: Lúc mới trở thành giảng viên dạy đàn nhị ở Khoa Âm nhạc truyền thống, nhiều lúc đi ngủ, tôi cứ trằn trọc tự hỏi ngày mai mình sẽ dạy gì cho học sinh này, học sinh kia, vì cách truyền thụ cho mỗi học sinh là khác nhau. Mong muốn tìm ra cách dạy tốt nhất cho học sinh, sinh viên, để khi ra trường các em có thể bắt nhịp nhanh với công việc, tôi đã đến các đoàn nghệ thuật, các cơ sở đào tạo lớn như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh để tìm bài vở mới, học thêm cách nhấn nhá, rung, hơi điệu của các vùng miền, cách biểu diễn sân khấu về truyền đạt cho các em... Nghề chúng tôi vừa là giáo viên vừa là nghệ sĩ biễu diễn nên chúng tôi có cơ hội được vinh dự đưa văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế đi giới thiệu với nhiều nước trên thế giới. Trương Đông Hưng Em cho rằng, phương pháp dạy học sẽ tạo nên “thương hiệu” của người thầy. Mỗi giáo viên dùng những cách thức riêng đưa học sinh khai phá những chân trời kiến thức mới. Nhưng tựu trung lại, đa số học sinh đều thích không khí lớp học thoải mái, cởi mở, được tạo điều kiện để trao đổi về nội dung môn học, tham gia nghiên cứu khoa học, những hoạt động có tính trải nghiệm thực tiễn. Ngoài ra, một người thầy giỏi ngoài việc cung cấp kiến thức sẽ biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, biết khơi dậy và phát huy “nguồn nội lực” đó. Nhóm phóng viên |