【tỉ số leed】Hầu hết trẻ em lựa chọn im lặng khi bị phân biệt đối xử
Đây là chia sẻ được đưa ra tại chương trình đối thoại “Bảo đảm quyền được bảo vệ của trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử”,ầuhếttrẻemlựachọnimlặngkhibịphânbiệtđốixửtỉ số leed do Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quản lý và Phát triển bền vững (MSD) tổ chức, chiều 7/11.
Tại chương trình, bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc MSD cho biết, Việt Nam hiện đã có khung pháp lý tương đối đầy đủ và toàn diện để bảo đảm thực thi các quyền của trẻ em. Theo đó, ngoài Luật Trẻ em còn có nhiều văn bản dưới luật khác cũng ghi nhận và bảo vệ quyền trẻ em như: Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015, Luật Giáo dục năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014...
Các hành vi vi phạm quyền trẻ em nói chung, quyền được bảo vệ của trẻ em nói riêng tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể bị xử lý bằng các chế tài hành chính hoặc hình sự quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tuy nhiên trên thực tế, các hành vi vi phạm quyền trẻ em vẫn diễn ra với khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại được báo cáo mỗi năm. Cùng với đó, vẫn còn những trường hợp cha mẹ, người thân chăm sóc và thầy cô giáo sử dụng các hình thức trừng phạt thân thể như đánh bằng tay hoặc roi hay trừng phạt tinh thần như mắng chửi, miệt thị.
Ngoài ra, vẫn còn cha mẹ hay so sánh con mình với con của anh em, bạn bè, với “con nhà người ta”, hoặc so sánh con mình bây giờ với mình ngày xưa với mong muốn trẻ sẽ noi theo những tấm gương đó. “Thật tiếc là trong nhiều trường hợp, sự so sánh đó của bố mẹ, thầy cô đã không đem lại hiệu quả về mặt giáo dục, mà ngược lại nó sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, tạo ra tâm lý bực tức, giận dỗi, thậm chí là thù ghét cả người so sánh mình lẫn người được lấy ra làm hình mẫu để so sánh”, bà Linh nhấn mạnh.
Cũng theo nghiên cứu về “Nhận thức của trẻ em về sự phân biệt đối xử tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh” do MSD thực hiện năm 2018, môi trường thiếu tin cậy, chia sẻ và hỗ trợ ở cả gia đình, nhà trường và xã hội chính là những yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình phân biệt đối xử với trẻ em. Đó cũng chính là lí do mà hầu hết trẻ em lựa chọn im lặng, không làm gì khi bị phân biệt đối xử.
Do đó, bà Linh cho rằng, việc thay đổi môi trường xung quanh trẻ cùng những thay đổi trong nhận thức và hành vi của người lớn như thầy cô, cha mẹ sẽ giúp cải thiện tình trạng phân biệt đối xử với trẻ em.
Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thu Huyền, Chuyên viên tâm lý Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) cho biết, thực tế những hành vi phân biệt đối xử với trẻ em, học sinh trong trường học xuất phát từ chính học sinh phân biệt đối xử với nhau và cả từ thầy cô giáo.
Lí giải về việc trẻ có sự phân biệt đối xử với bạn của mình, bà Huyền cho rằng vì các em học từ chính người lớn. “Trẻ nhỏ học rất nhiều từ những hành vi của cha mẹ, vô tình trẻ sẽ đối xử với bạn của mình như vậy. Đôi khi chính người lớn cũng không biết hành vi của mình là phân biệt đối xử với trẻ và thường nghĩ rằng những điều đó chỉ nhằm mục đích muốn trẻ trở nên tốt hơn”, bà Huyền nói.
Theo bà Huyền, vấn đề phân biệt đối xử với trẻ em không chỉ dừng lại ở việc cần can thiệp từ mức độ cha mẹ hay thầy cô giáo mà rất cần giáo dục với chính trẻ nhỏ để các em biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, trên cơ sở tôn trọng, bằng tình yêu thương và sự tử tế./.
Mai Đan