【kết quả trận bo dao nha】Công thức “bánh Trung thu” cho sự phát triển của Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,ôngthứcbánhTrungthuchosựpháttriểncủaViệkết quả trận bo dao nha ông Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Đức Thanh |
Công thức “bánh Trung thu” đặc biệt
Một sự tình cờ thú vị, đó là cùng với thời điểm Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020 (VRDF 2020) diễn ra, với chủ đề “Việt Nam: Hành động để phục hồi tăng trưởng nhanh theo hướng bền vững và bao trùm trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, thì Việt Nam đang chuẩn bị đón Tết Trung thu.
Có lẽ vì lý do đó, bà Vicroria Kwawa, Phó chủ tịch Ngân hàngThế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, người từng nhiều năm đảm nhiệm vị trí Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, rất thấu hiểu Việt Nam, khi phát biểu trực tuyến tại VRDF 2020 đã đưa ra công thức bánh (P.I.E) Trung thu cho sự thành công của Việt Nam.
Công thức đó bao gồm một khu vực tư nhân (P- Private Sector) sôi động, sáng tạo có mối liên kết chặt chẽ với FDI, các thể chế hữu hiệu (I - Institutions) và giáo dục có chất lượng (E - Education).
Một cách khá rõ ràng, khi phát biểu tại VRDF 2020, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia đều chỉ ra rằng, Covid-19 là một cú sốc lớn cho kinh tếtoàn cầu, thậm chí là “cú sốc lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai”.
Rất nhiều con số đã được chỉ ra, như GDP toàn cầu được dự báo giảm 5,2% trong năm 2020, mức suy thoái toàn cầu sâu nhất trong vòng tám thập kỷ; các dòng tài chínhtư nhân bên ngoài vào các nền kinh tế đang phát triển có thể giảm đi 700 tỷ USD vào năm 2020 so với năm 2019, vượt quá tác động tức thì của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 tới 60%...
Và đặc biệt, đại dịch đã làm mạng lưới sản xuất toàn cầu đang bị đứt gãy trên quy mô chưa từng thấy trước đây. “Bản đồ chuỗi cung ứng cho thấy 1.000 công ty hay nhà cung ứng lớn nhất trên thế giới phải cách ly do Covid-19”, bà Victoria Kwawa nói.
Nhưng cũng giống như tên bài tham luận mà ông Jacques Morriset, Chuyên gia kinh tế trưởng và Giám đốc Chương trình phụ trách Việt Nam của WB tại Việt Nam trình bày tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020, thì “Đừng nhẫm lẫn - Covid-19 là một cơ hội cho Việt Nam”.
“Trong thách thức có cơ hội, thách thức tạo ra các cơ hội mới. Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phục hồi kinh tế mạnh mẽ và tham gia sâu hơn các chuỗi giá trị toàn cầu”, bà Kwakwa nói.
Còn ông Jacques Morriset khẳng định, Covid-19 đã làm thay đổi cục diện thương mại, chuỗi cung ứng toàn cầu và điều này đang tạo ra những cơ hội mới cho Việt Nam, nhất là trong thu hút FDI.
“Trước Covid-19, Việt Nam đã là một điểm đến FDI có sức hút trong ASEAN. Bây giờ, cơ hội còn lớn hơn, nhất là khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam cao gấp 1,5 lần Thái Lan và 5 lần Trung Quốc”, ông Jacques Morriset đã nói như vậy.
Từ đầu cầu Indonesia, ông Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế, Cố vấn cao cấp của UNDP cũng khẳng định, dù dòng đầu tưtoàn cầu đang suy giảm, nhưng Việt Nam vẫn hấp dẫn với các công ty đa quốc gia đang tìm kiếm các nền tảng xuất khẩu chi phí thấp…
Không chỉ vậy, theo bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam, có hai xu hướng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, bao gồm chuyển đổi số và phục hồi chuỗi cung ứng. “Chúng tôi đang trông đợi Việt Nam sẽ hưởng lợi từ các xu thế đó ra sao”, Robyn Mudie nói.
Tại VRDF 2020, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phục hồi kinh tế mạnh mẽ và tham gia sâu hơn các chuỗi giá trị toàn cầu. Ảnh: Đ.T |
Hành động để vượt lên trước và tiến cùng thế giới
Cơ hội là có thật và không chỉ các chuyên gia, các học giả quốc tế, mà Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận ra điều đó. “Từ góc độ của Việt Nam cũng như đánh giá của giới phân tích quốc tế, chúng tôi nhận thấy, Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng để chuyển mình phát triển nhanh và bền vững”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh như vậy tại VRDF 2020.
Theo Bộ trưởng, tiềm năng đất nước, bối cảnh phát triển mới, đặc biệt là bối cảnh “hậu Covid-19” và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra cơ hội thuận lợi để Việt Nam tái cơ cấu, chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình hướng tới tăng trưởng nhanh, bền vững và bao trùm.
Đồng thời, với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam cũng đang có cơ hội lớn để hội nhập, tham gia sâu hơn mạng sản xuất thế giới, lựa chọn các dự ánFDI có chất lượng để tiến lên các nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
“Cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi số cũng đang rộng mở, đặc biệt khi kinh tế không tiếp xúc, thương mại điện tử của Việt Nam đã tạo được những bước phát triển nhanh trong đại dịch. Các lĩnh vực đổi mới, sáng tạo cũng có bước tiến mạnh mẽ, vững chắc”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Nhưng các điểm yếu cũng được chỉ ra. Đó là mức độ nội địa hóa thấp và có xu hướng giảm dần theo thời gian, thấp hơn 2 lần so với Trung Quốc; lại tập trung quá mức vào một số thị trường, sản phẩm, doanh nghiệpvà cũng còn những rào rản gia nhập khu vực dịch vụ… Đó là mối liên kết giữa khu vực trong nước và FDI còn yếu. Là khu vực tư nhân trong nước dù có sự tăng trưởng khá trong thời gian qua, nhưng cũng còn nhiều hạn chế và rào cản để bứt phá…
Bài toán cho sự thành công cho Việt Nam chính vì thế không chỉ là “công thức bánh Trung thu”, như khuyến nghị của bà Victoria Kwawa, mà còn tập trung nhiều hơn vào các cải cách mang tính cốt lõi. “Việt Nam không nhất thiết thu hút nhiều vốn FDI, mà phải tối ưu hóa việc sử dụng dòng vốn này, đồng thời tích cực chuyển mình với kinh tế số, kinh tế không tiếp xúc”, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB nói.
“Việt Nam cũng cần chuẩn bị tốt để tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, thu hút các nguồn vốn đầu tư dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Đồng thời, thực hiện các biện pháp để tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và khối doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, Việt Nam cần chiến lược về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất”, bà Victoria Kwakwa tiếp lời.
Trong khi đó, ông Jacques Morriset khuyến nghị Việt Nam nên tập trung vào 5 ưu tiên dài hạn, là lao động có kỹ năng, bắt kịp và sáng tạo các công nghệ mới, cải thiện liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc kết nối với các thị trường toàn cầu, mở cửa khu vực dịch vụ, tập trung cho các hoạt động phát triển sạch và nâng cao sức chống chịu...
Còn ông Jonathan Pincus nhấn mạnh việc phải tăng cường năng lực của doanh nghiệp trong nước để cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước đều thu được giá trị gia tăng; nên tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực không thâm dụng lao động để vượt lên hoạt động lắp ráp và bước vào các phân khúc công nghệ và thâm dụng vốn của chuỗi giá trị…
Ở một góc độ khác, ông Toomas Hendrik Ilves, nguyên Tổng thống Cộng hòa Estonia, Chuyên gia xuất sắc Trung tâm Phân tích chính sách châu Âu, khi chia sẻ kinh nghiệm từ Estonia, đã cho rằng, các chính phủ cần đưa số hóa trở thành một ưu tiên công.
“Cuộc khủng hoảng Covid-19, nhu cầu giảm tiếp xúc trực tiếp và sự đông đúc trong các cơ quan chính phủ đã thúc đẩy số hóa nhanh hơn những gì người ta đã từng nghĩ trước khi xảy ra khủng hoảng. Những Chính phủ chuyển dịch nhanh chóng sẽ đi trước những chính phủ còn chần chừ và lê bước”, ông Toomas Hendrik Ilves nói.
Còn ông Winfrid Messmer, Chủ tịch Ủy ban Lĩnh vực số (Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu tại Việt Nam) thì cho rằng, cần phải có một nỗ lực mạnh mẽ về giáo dục và phát triển nhân sự số, được hỗ trợ bởi các nguồn lực thích hợp, để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Các “công thức thành công” đã được chỉ ra, nhưng điều quan trọng, đó là Việt Nam phải nhanh chóng hành động. “Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, thực tế phát triển đất nước và bối cảnh mới, nhất là những tác động nghiêm trọng, đa chiều từ đại dịch Covid-19, đang đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng, quyết liệt nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện cải cách và phát triển mạnh mẽ với tất cả sự quyết tâm, với ý chí con người Việt Nam, cũng như kế thừa và phát huy thành quả đã được tích lũy từ hơn 30 năm đổi mới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Đây là thời điểm quan trọng, mang tính bước ngoặt, đòi hỏi Việt Nam phải chủ động đưa ra đường hướng chiến lược, các quyết sách cho tương lai phát triển của đất nước. Đặc biệt, để khắc phục tồn tại, khó khăn và tận dụng được những tiềm năng và cơ hội, chúng ta nhất thiết cần có được tư duy đột phá, quyết tâm và táo bạo, dám nghĩ, dám làm; phải có tư duy vượt lên trước chứ nhất quyết không chịu đi theo, đi sau. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể nắm chặt lấy các cơ hội, bắt kịp, tiến cùng sự phát triển của thế giới. Ngược lại, nếu không nhanh chóng tận dụng thời cơ và đổi mới tư duy, thì nguy cơ tụt hậu, khoảng cách phát triển của Việt Nam với các quốc gia sẽ ngày càng lớn hơn.
标签:
责任编辑:Nhận Định Bóng Đá