Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị,ếTrungươngsẽtrìnhnhiềuĐềánquantrọngtrongnăxếp hạng bóng đá nhật bản ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, năm 2021, Ban có một khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm rất cao để thực hiện và hoàn thành có chất lượng các đề án.
Ông Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, các nội dung công tác xây dựng Đảng được triển khai nghiêm túc, toàn diện. Các hoạt động đoàn thể được quan tâm triển khai. Tham mưu thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế bằng những hình thức phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 diến biến phức tạp. Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại cơ quan, đơn vị được chủ động triển khai. Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nêu rõ, năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Đồng chí đề nghị Ban Kinh tế Trung ương cần phải tiếp tục nỗ lực để cùng cả hệ thống chính trị cụ thể hóa các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra; tăng cường công tác tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, khu vực nói chung và nước ta nói riêng được dự báo sẽ còn có những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đặc biệt, riêng trong năm 2022, Ban Kinh tế Trung ương sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương 03 đề án quan trọng như: (1) Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" (trình Hội nghị Trung ương 5- tháng 5/2022); (2) Đề án "Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" (trình Hội nghị Trung ương 5 - tháng 5/2022); (3) Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (trình Hội nghị Trung ương 6 - tháng 10/2022). Ngoài ra, một số đề án sẽ được trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Đề án "Tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010; Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020" (trình vào đầu năm 2022)… Với khối lượng công việc lớn như vậy, lãnh đạo Ban Kinh tế đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là các vụ chuyên môn tăng cường nắm bắt thông tin, kịp thời phát hiện những vấn đề mới, những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế để giúp Lãnh đạo Ban trong công tác tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tích cực nghiên cứu, xây dựng các báo cáo chuyên đề về kinh tế gửi các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tham khảo, phục vụ công tác. Bên cạnh đó, Trưởng Ban Kinh tế cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ban Kinh tế Trung ương tập trung thực hiện một số nội dung quan trọng như: Tiếp tục quán triệt sâu sắc các nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, làm cơ sở để triển khai các nhiệm vụ công tác của Ban.
L.Bằng Tăng bội chi trên 1% GDP, giảm thuế giá trị gia tăng 2% để phục hồi kinh tếSáng 4/1, Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường xem xét một số nội dung quan trọng, trong đó có chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. |