88Point88Point

【h2 duc】EVFTA và EVIPA mang lại lợi ích to lớn, cân bằng cho cả Việt Nam và EU

CPTPP và EVFTA có là "cứu cánh" xuất khẩu hồ tiêu
Việt Nam đang ở bước đầu tiên để phê chuẩn EVFTA
Doanh nghiệp viễn thông trước áp lực EVFTA
EVFTA và EVIPA - Xung lực mới cho hợp tác kinh tế thương mại Việt-Bỉ
EVFTA và EVIPA mang lại lợi ích to lớn,  cân bằng cho cả Việt Nam và EU
Ông Vũ Anh Quang, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại công quốc Luxembourg, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU).

Thưa Đại sứ, ông đánh giá như thế nào về quan hệ giữa Việt Nam và EU hiện nay, nhất là về thương mại - đầu tư? Kết quả đó liệu đã tương xứng với tiềm năng của Việt Nam và EU không?

Việt Nam là một trong các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ hợp tác sâu rộng với EU; là nước thứ hai trong ASEAN có Hiệp định Đối tác-Hợp tác toàn diện (PCA) với EU; là nước ASEAN đầu tiên ký Hiệp định hợp tác Quốc phòng-An ninh với EU, Hiệp định đối tác về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng, Thương mại lâm sản. Đặc biệt, Việt Nam là nước ASEAN thứ hai đã ký EVFTA thế hệ mới và EVIPA ngày 30/6/2019.

Kinh tế, thương mại, đầu tư luôn là trọng tâm của quan hệ Việt Nam - EU. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN và EU là thị trường XK thứ hai của Việt Nam. Thương mại 2 chiều hàng năm đều tăng; năm 2018 đạt trên 54 tỷ euro (trên 60 tỷ USD). EU hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 ở Việt Nam với tổng giá trị 44 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU có ưu thế về công nghệ, đã góp phần tạo ra một số ngành nghề mới có hàm lượng công nghệ cao tại Việt Nam.

Tuy vậy, kết quả hợp tác thương mại, đầu tư nêu trên chưa tương xứng với tiềm năng rất lớn của cả EU và Việt Nam và còn nhiều dư địa để 2 bên tăng cường hợp tác, kết nối. Cơ cấu kinh tế-hàng hóa của Việt Nam và EU không mang tính cạnh tranh mà bổ sung cho nhau. Tiềm năng thị trường EU rất lớn với 512 triệu dân, thu nhập đầu người 36.580 USD/năm, tổng GDP 18.800 tỷ USD, chiếm 22% kinh tế thế giới và lớn hơn thị trường của 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các DN EU còn nhiều dư địa để khai thác tiềm năng của thị trường Việt Nam với trên 96,2 triệu dân, kinh tế và mức sống của người dân tăng trưởng nhanh, tình hình chính trị-xã hội ổn định. Vị trí EU là nhà đầu tư nước ngoài thứ 5 tại Việt Nam còn quá khiêm tốn.

Cả Việt Nam và EU đều rất trông đợi vào EVFTA và EVIPA. Theo thông tin từ Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, 2 Hiệp định thế hệ mới này có thể được Nghị viện châu Âu phê chuẩn trong nửa đầu năm 2020. Đề nghị Đại sứ đánh giá về mức độ khả thi 2 Hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ được phê chuẩn nửa đầu năm sau?

Đúng vậy! EVFTA và EVIPA có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả Việt Nam và EU, không chỉ về thương mại và đầu tư. Do đó, cả hai bên đều muốn 2 Hiệp định này sớm có hiệu lực để đi vào thực thi.

Theo quy trình tại Nghị viện châu Âu (EP), Ủy ban Thương mại Quốc tế của EP đang thụ lý hồ sơ EVFTA - EVIPA, dự kiến ngày 21/1/2020 sẽ tiến hành bỏ phiếu về 2 Hiệp định và trình lên EP. Nghị viện EP dự kiến sẽ xem xét và bỏ phiếu phê chuẩn 2 Hiệp định trong tháng 2/2019. Tôi hy vọng Nghị viện EP sẽ hoàn tất thủ tục phê chuẩn 2 Hiệp định trong quý I/2020. Tôi được biết, Quốc hội Việt Nam cũng dự kiến phê chuẩn 2 Hiệp định EVFTA và EVIPA tại kỳ họp tháng 5/2020.

Theo Đại sứ, sau khi có hiệu lực, EVFTA và EVIPA sẽ đem lại những cơ hội gì cho Việt Nam, đặc biệt ở góc độ thúc đẩy XK hàng hóa, thu hút đầu tư?

EVFTA và EVIPA sẽ mang lại lợi ích to lớn, cân bằng cho cả Việt Nam và EU, không chỉ về kinh tế mà cả chính trị, xã hội và môi trường; không chỉ đối với DN mà cả với người lao động, người tiêu dùng. Dĩ nhiên, lợi ích về thương mại, đầu tư rất lớn, vì các sản phẩm kinh tế của Việt Nam và EU mang tính bổ trợ cho nhau. EVFTA với việc xóa bỏ 99% hàng rào thuế quan, sẽ tạo cơ hội và thuận lợi mới để hàng hóa của Việt Nam tăng cường tiếp cận thị trường EU, hiện đã là thị trường XK thứ hai của ta.

EVIPA sẽ khiến DN EU yên tâm tăng cường đầu tư vào Việt Nam, nhất là các ngành EU có thế mạnh như công nghệ cao, năng lượng sạch, tự động hóa, tài chính-ngân hàng, vận tải-cảng biển, hạ tầng, logistics… Hai Hiệp định sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tăng tính cạnh tranh, tạo điều kiện để DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

EU là thị trường “khắt khe” và EVFTA, EVIPA là FTA thế hệ mới, với nhiều điều khoản chặt chẽ mà Việt Nam phải vượt qua. Xin Đại sứ đánh giá về sự chuẩn bị của Việt Nam và có khuyến cáo gì đối với các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng DN Việt Nam để tận dụng tốt nhất những cơ hội đem lại từ các Hiệp định này?

Tổ chức Thương mại Thế giới và EU đánh giá đây là các Hiệp định “thế hệ mới, toàn diện”, gắn với “các tiêu chuẩn về xã hội, lao động, môi trường”. EVFTA có mức cam kết cao so với các FTA mà ta đã ký, như: Các quy định về xuất xứ hàng hóa và hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, vấn đề pháp lý-thể chế, phát triển bền vững...

Các bộ, ngành, các hiệp hội DN đã nghiên cứu, tổ chức nhiều hội thảo để thông tin, trao đổi về cơ hội, thách thức của EVFTA và EVIPA. Thực hiện cam kết với EU, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi tháng 11/2019, gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tháng 6/2019, đưa ra lộ trình gia nhập 2 Công ước cơ bản về lao động còn lại…

EVFTA và EVIPA là 2 Hiệp định toàn diện thế hệ mới, nên để tận dụng tốt các cơ hội, các cơ quan hoạch định chính sách cần chủ động lồng ghép việc triển khai vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Chương trình phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, gắn với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển bao trùm, đem lại lợi ích cho DN và người lao động (như tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện lao động), để người dân phải là đối tượng thụ hưởng chính của 2 Hiệp định EVFTA và EVIPA.

Bên cạnh việc hoạch định chính sách, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi của Nhà nước, vai trò của các hiệp hội DN hết sức quan trọng, như hỗ trợ tiếp cận thông tin về thị trường, ngành hàng, đầu tư, hỗ trợ kết nối… giúp các DN Việt Nam giảm bớt chi phí, nhất là DN vừa và nhỏ. Các DN Việt Nam, bên cạnh việc chủ động vươn lên nắm bắt cơ hội, cần nhận thức rằng để có thể XK hàng hóa sang thị trường EU, bên cạnh chất lượng sản phẩm, các DN cần phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, đảm bảo các chuẩn mực về lao động và bảo vệ môi trường như EVFTA đã quy định.

Xin cảm ơn Đại sứ!

TS. Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công thương (Bộ Công Thương): EVFTA sẽ tác động hầu khắp lĩnh vực trong nền kinh tế

Với những cam kết sâu rộng về mở cửa thị trường cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư..., EVFTA sẽ tác động hầu khắp ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài câu chuyện các hàng rào kỹ thuật, với EVFTA, lo ngại còn đến từ việc hàng hoá XK giá rẻ của Việt Nam vào EU có nguy cơ bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá; hàng hoá XK có lợi thế của Việt Nam, nếu XK ồ ạt cũng có nguy cơ bị điều tra tự vệ vượt ngưỡng, điển hình như mặt hàng quần áo lót, quần áo trẻ em,... Điều này dẫn đến việc EU tăng thuế trở lại hoặc ngừng cắt giảm thuế đối với mặt hàng đó.

Để có thể hoá giải thách thức, tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, ở thời điểm hiện tại, giải pháp quan trọng là tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường (xu hướng cung cầu và giá cả,…); xu hướng áp dụng các rào cản kỹ thuật (về kiểm dịch, môi trường, an toàn thực phẩm, lao động và công đoàn,…) trong thương mại từ các nước EU để có thể đưa ra cảnh báo sớm cho tất cả các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất hàng XK (đặc biệt là hàng nông, thủy sản) của Việt Nam. Điều này giúp các DN XK chuẩn bị sẵn sàng vượt qua được các rào cản kỹ thuật.

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Bộ Công Thương): Việt Nam luôn cố gắng dỡ bỏ rào cản ở mức cao nhất với mặt hàng có lợi ích XK

Khi tham gia các FTA, về cơ bản với những mặt hàng có lợi ích XK thì Việt Nam luôn cố gắng làm sao dỡ bỏ các rào cản ở mức cao nhất. Với những mặt hàng Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh cần phải có lộ trình chuyển đổi hợp lý.

Ví dụ điển hình như với mặt hàng cá tra và cá basa là các sản phẩm Việt Nam hiện đang có lợi thế cạnh tranh. Như vậy, khi đàm phán phía Việt Nam luôn yêu cầu các nước mở cửa tối đa cho mặt hàng này. Tuy nhiên, ngoài câu chuyện hàng rào thuế quan, với mặt hàng cá tra, các basa nói riêng, với các mặt hàng khác nói chung còn muôn vàn rào cản. Đơn cử như vấn đề về sức khỏe, về môi trường… là những vấn đề nước “bạn” quan tâm, cần bảo vệ. Những yêu cầu đó phía Việt Nam cũng cần phải dung hòa được với lợi ích XK.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Long: Muốn vượt rào cản kỹ thuật, tốt nhất là DN tự nghiên cứu, đáp ứng chuẩn mực

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi tham gia các FTA, để đối phó với hàng rào kỹ thuật của các nước, nhất là trong lĩnh vực nông sản vốn rất phức tạp, cách tốt nhất là mỗi DN cần có sự nghiên cứu chuẩn mực yêu cầu đối với từng khu vực thị trường, pháp luật chi phối, các rào cản nào sẽ gặp phải. Ví dụ, các DN cần xử lý các vấn đề này bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trên thế giới, đồng thời xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000, ISO 14000, HACCP… DN cần lưu ý hàng hóa phải đáp ứng được chất lượng, các vấn đề an toàn kỹ thuật (hoặc vệ sinh thực phẩm), bảo vệ môi trường…

Về phía Nhà nước, nhằm hỗ trợ cho các DN XK nông sản vào các thị trường CPTPP, EVFTA, cần tiếp tục hình thành vùng nguyên liệu tập trung sản xuất đủ lớn đủ sức cung ứng ổn định cho DN cũng như có chính sách bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp, bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ dài hạn đặc biệt đối với các loại cây XK vốn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Các cơ quan chức năng phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường XK để có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp...

Đức Quang (thực hiện)

赞(7)
未经允许不得转载:>88Point » 【h2 duc】EVFTA và EVIPA mang lại lợi ích to lớn, cân bằng cho cả Việt Nam và EU