您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【getafe – sevilla】Tăng vốn cho Agribank: Đại biểu ủng hộ, song vẫn băn khoăn về tính phù hợp

Ngoại Hạng Anh5人已围观

简介Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu).Đầu tư cho Agribank là "một vốn bốn lời"?Hoàn toàn ủng hộ đề ...

TVH

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu).

Đầu tư cho Agribank là "một vốn bốn lời"?ăngvốnchoAgribankĐạibiểuủnghộsongvẫnbănkhoănvềtínhphùhợgetafe – sevilla

Hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Chính phủ, các đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Nguyễn Ngọc Hải (Hà Giang)... nêu ra các lý do quan trọng để tăng vốn cho Agribank như để tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trong tình hình mới, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước…

Tuy vậy, một số đại biểu cũng đặt ra vấn đề từ việc "phá lệ" này. Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cho rằng với vai trò của Agribank, việc tăng vốn điều lệ cho ngân hàng là cần thiết. Hơn nữa, đầu tư vào lĩnh vực này hiệu quả cao, như Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã nói "một vốn bốn lời". Chẳng hạn, theo báo cáo, bổ sung vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng thì năm 2021 sẽ tăng thu ngân sách từ 900 đến 1.000 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại sẽ được từ 1.000 đến 1.200 tỷ đồng, như vậy là rất hiệu quả.

Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn về nguồn tăng vốn điều lệ từ nguồn tăng thu và tiết kiệm ngân sách trung ương năm 2019. Đại biểu chỉ ra, hiện nay thu ngân sách nhà nước (NSNN) gặp rất nhiều khó khăn, có thể giảm thu 163.000 tỷ đồng trong kịch bản trung bình.

Nêu câu hỏi "trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn như thế mà ta dùng nguồn từ tăng thu và tiết kiệm của năm 2019 để bổ sung vốn thì có hợp lý hay không?", đại biểu cho rằng có thể còn nhiều giải pháp khác như nhà nước có thể giảm tỷ lệ nắm giữ vốn của Agribank như với các ngân hàng thương mại nhà nước khác.

Bên cạnh băn khoăn về nguồn tăng, đại biểu đề nghị cân nhắc thời điểm tăng vốn điều lệ khi mà hiện nay chúng ta phải hoãn tăng lương cơ sở, nhưng lại bổ sung vốn đầu tư, đành rằng rất hiệu quả, nhưng liệu "có phù hợp với tình hình khó khăn của nền kinh tế mà chúng ta được nhận định là chưa thể lường hết được hay không?".

Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) khẳng định "nếu lo cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì ai cũng muốn", nhất là trong giai đoạn thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng rất nặng tới nền nông nghiệp, nông nghiệp lại là bệ đỡ kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện chúng ta đang thiếu tiền cho nhiều lĩnh vực, có nên xem vấn đề này là khẩn cấp, bức xúc. Hơn nữa, "sau này những ngân hàng khác đặt vấn đề tại sao ngân hàng này được, chúng tôi có được không, thì nó là tiền lệ không tốt", đại biểu nói về việc băn khoăn khi "phá lệ".

Tăng vốn cho Agribank, các ngân hàng còn lại thì sao?

Tán thành đề xuất của Chính phủ, song đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) đặt ra một số vấn đề mang tính chính sách chung.

Thứ nhất là chủ trương dùng NSNN để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại. Hiện nay có 4 ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo và được gọi là nhóm "Big Four" gồm có Vietcombank, Vietinbank, Agribank, và BIDV. Cả 4 ngân hàng đều đối mặt với một áp lực rất lớn đó là bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II và chỉ Agribank được xem xét bổ sung vốn điều lệ từ nguồn NSNN. Một số ngân hàng còn lại đang được xem xét theo hướng hoặc là tăng tỷ lệ lợi nhuận để lại để tăng vốn, hoặc huy động nguồn lực từ các nhà đầu tư bên ngoài. Theo đại biểu Mai, để đảm bảo tính minh bạch, cụ thể của chính sách thì cần khẳng định rõ tại thời điểm hiện nay chúng ta mới chỉ xem xét bổ sung vốn điều lệ cụ thể cho một ngân hàng cụ thể, và "đây không phải là việc thay đổi một chính sách".

Thứ hai, theo Luật 69 thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ sung vốn điều lệ cho các DN mà mình quyết định thành lập. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 25 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia quy định rõ không sử dụng NSNN để bổ sung vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng, thương mại. Đây chính là đề xuất của Chính phủ khi xây dựng Nghị quyết, với quan điểm đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Theo đó, các ngân hàng có trách nhiệm phải tự cân đối nguồn vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Trước thực tế phát sinh vướng mắc khi thực hiện chính sách, đại biểu đề nghị cùng với việc tổng kết Nghị quyết số 25 thì Chính phủ cần tổng kết đánh giá toàn diện quy định không cho phép dùng NSNN để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại và nêu rõ quan điểm là có cần thiết hay không cần thiết. Trong trường hợp cần phải sử dụng nguồn lực ngân sách để xử lý những vấn đề mà thực tiễn đặt ra thì cũng cần nêu rất rõ quan điểm. Trên cơ sở đó, Quốc hội mới có định hướng điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) đặt vấn đề về việc kiểm tra, giám sát. Theo đại biểu, trước năm 2015, tình trạng thất thoát, nợ xấu của Agribank không thấp. NSNN thì phải được bảo toàn, phải kinh doanh có lãi. "Bây giờ không có giám sát, không có kiểm tra, không nêu rõ trách nhiệm ở đây thì Quốc hội quá tạo điều kiện cho ngân hàng này nên phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện tăng vốn điều lệ này. Nếu không lại rơi vào tình trạng tương tự, để thất thoát tài sản nhà nước thì tôi nghĩ cần phải tính toán", đại biểu đề nghị.

H.Y

Tags:

相关文章