您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【kq bdtt】Con đường hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình

Nhận Định Bóng Đá22人已围观

简介Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những giải pháp quan trọng trong giải quyết việ ...

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những giải pháp quan trọng trong giải quyết việc làm,đườnghiệuquảđểphttriểnkinhtếgiađkq bdtt xóa đói giảm nghèo. Tuy nguồn lao động trên địa bàn tỉnh dồi dào, nhưng công tác XKLĐ vẫn còn nhiều hạn chế.

Người lao động đăng ký XKLĐ tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.

Những năm qua, số lượng lao động của Hậu Giang đi XKLĐ không nhiều như trước, việc tìm thị trường XKLĐ được thực hiện bài bản hơn, chú trọng đến chất lượng. Hàng năm, số lượng XKLĐ chung đạt theo chỉ tiêu, nhưng một vài địa phương thấy còn khó…

Những con số khiêm tốn

Năm 2017, thị xã Ngã Bảy được giao chỉ tiêu đưa 4 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên, đến thời điểm này chỉ mới có 1 người tham gia. Theo bà Bùi Thị Lệ Hoa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Ngã Bảy, nguyên nhân số lượng đi XKLĐ trên địa bàn thị xã khiêm tốn là do mọi người không muốn “ly hương”, ngại xa gia đình trong thời gian dài để đi làm việc ở nước ngoài. Các chương trình miễn phí thì người lao động không lo tiền nong, nhưng điều kiện khắt khe hơn nên người lao động cũng không mặn mà đăng ký. Còn người dân ở khu vực nông thôn, có nhiều gia đình thấy XKLĐ mang lại thu nhập cao, nhưng với điều kiện còn khó khăn nên không đủ kinh phí lo chi phí ban đầu.

Không riêng thị xã Ngã Bảy, trong 8 tháng đầu năm, thành phố Vị Thanh cũng chỉ có 3 người đi XKLĐ. Điều này cho thấy, dù thời gian qua, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức tuyên truyền các chính sách về XKLĐ đến người dân, đặc biệt là những học sinh trượt đại học và 12. Ngoài ra, còn phổ biến những quy định, chính sách hỗ trợ vay vốn, nhưng công tác XKLĐ trên địa bàn thành phố vẫn còn hạn chế về số lượng.

Lý do lao động không mặn mà đi làm việc ở nước ngoài cũng xuất phát từ thực trạng nhiều năm trước người dân đi XKLĐ nhưng thu nhập thấp, đời sống không đảm bảo. Vì thế, giờ đây khi tuyên truyền về XKLĐ có làm tốt đến đâu cũng khó lòng thuyết phục mọi người, dù thị trường nước ngoài đã được cải thiện, thu nhập cao hơn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, từ đó, giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động ở địa phương. Với lại, người lao động vẫn còn tâm lý ngại đi làm xa. “Từ đầu năm đến nay, có 3 lao động đi XKLĐ. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi năm 2016 chỉ có 2 người đi XKLĐ, còn những năm trước thành phố chỉ có 1 người. Với địa phương, có người đi XKLĐ đã là mừng rồi, sẽ cố gắng vận động tiếp tục”, bà Thủy nhấn mạnh.

Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khá dồi dào, tỉnh luôn xem công tác XKLĐ là nhiệm vụ quan trọng trong giải quyết việc làm, là kênh thoát nghèo bền vững. Trong năm 2016, hầu hết lao động trên địa bàn tỉnh đi XKLĐ ở các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Ngành nghề chủ yếu là xây dựng, nông nghiệp, cơ khí... Bình quân thu nhập từ 15 triệu đồng/tháng trở lên. Với mức thu nhập tương đối cao đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập, vươn lên thoát nghèo, nhà cửa khang trang. Ngoài ra, khi lao động về nước có tay nghề và tích lũy vốn, nên cuộc sống cũng ổn định, khấm khá hơn.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, các cấp các ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức như cấp phát tờ rơi, tờ bướm, tư vấn tại chỗ về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thị trường lao động, mức chi phí, mức lương được hưởng... để người dân tích cực tham gia XKLĐ. Ông Nguyễn Thanh Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Thời gian qua, tuy chúng tôi đã đẩy mạnh tuyên truyền về XKLĐ, song công tác này vẫn còn nhiều khó khăn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa công tác vận động, cố gắng hoàn thành chỉ tiêu đưa 1 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài”.

Từ đây đến cuối năm, tỉnh phấn đấu đưa thêm 10 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Theo ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, để thực hiện đạt mục tiêu này, giải pháp được đưa ra là đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức, trong đó chú trọng thông tin “người thật, việc thật”, để tạo lòng tin ở người dân. Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh còn tổ chức các sàn giao dịch, để đưa thông tin về thị trường lao động, cơ hội việc làm trong và ngoài nước đến người dân. Tiếp tục tư vấn, định hướng học nghề XKLĐ đối với thanh niên chưa có việc làm. Ngoài ra, tiếp tục đào tạo tiếng Hàn cho người lao động có nhu cầu đi XKLĐ ở thị trường Hàn Quốc…”.

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng, doanh nghiệp, người lao động cần phải mạnh dạn đăng ký XKLĐ. Đó là con đường hiệu quả giúp người dân có cơ hội nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 60 người tham gia XKLĐ. Trong đó, Nhật Bản có 7 người, Hàn Quốc có 5 người và Đài Loan có 48 người. Đây là số lượng tương đối khả quan và việc chọn lựa thị trường XKLĐ đã có sự tính toán, cân nhắc.

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

Tags:

相关文章