发布时间:2025-01-27 16:54:47 来源:88Point 作者:World Cup
Xuất phát từ câu chuyện 20 năm dị dứng nhiều món ăn,ạichănnuôithànhcôngnhờcôngnghệEMcủaNhậtBảkqbd hamburger bà Bùi Bích Liên, chuyên về thiết kế thời trang ở Hà Nội đã đi tìm “phương thuốc” để cứu mình. Tình cờ, bà biết đến công nghệ chăn nuôi thực phẩm vi sinh hữu hiệu và bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm nó. Bà Liên tìm kiếm các địa điểm có môi trường sạch, không bị ô nhiễm để trồng thử nghiệm. Hơn 1 năm, bà quyết định xây dựng một trang trại trên nền đất an toàn, không ô nhiễm ở Lạc Thủy, Hòa Bình.
Sau 3 năm nuôi thử nghiệm, bà đã đưa những thực phẩm sạch như thịt lợn, gà, trứng, rau, củ, quả… cung cấp ra thị trường. Hiện tại, bà đang điều hành 3 siêu thị “mini” phân phối thực phẩm hữu cơ.
Một lần đến thăm trang trại tại Hòa Bình-nơi chăm, trồng những thực phẩm hữu cơ, đoàn tham quan không khỏi bất ngờ khi trang trại chăn nuôi hơn 2.000 cá thể lợn, gà nhưng rất sạch và đặc biệt không có mùi hôi.
Bà Liên, chủ trang trại, người dẫn đoàn tham quan cho biết: “Lợn được chăn nuôi theo mô hình lót nền sinh học. Nghĩa là nền chuồng được phủ một lớp mùn cưa dày khoảng 90 phân, rải bên trên là một lớp men vi sinh có lợi. Loại men vi sinh này giúp phân giải phân, nước tiểu; ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại; khống chế sự lên men sinh khí thối. Tấm lót này hoàn toàn vô hại với người nuôi”.
Bên cạnh đó, vật nuôi như lợn, gà tại trang trại được nuôi hoàn toàn bằng thực ăn tự nhiên như cám, ngô, đậu, sắn… đặc biệt không sử dụng các chất tăng trọng, tạo nạc, kháng sinh, không sử dụng các loại hóa chất bảo quản độc hại, không dùng thực phẩm chăn nuôi công nghiệp, thực phẩm chăn nuôi biến đổi gen và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường. Thước chữa bệnh cho vật nuôi được bào chế theo các bài thuốc dân tộc từ những cây dân dã như tỏi, gừng, ớt….
Tại trang trại, người nuôi còn tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi, tránh tình trạng stress, ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như đảm bảo chất lượng thực phẩm đến người tiêu dùng.
Bà Liên cho biết, đệm lót sinh học đã được sử dụng nhiều năm nhưng có thể tại các trang trại khác, tuy nhiên, nó chưa đạt được đến hoàn thiện. Theo bà, tấm đệm phải có độ sâu 90 phân. Nhiệt độ luôn được duy trì 30-35 độ C mới có khả năng kháng khuẩn, đảm bảo môi trường tốt, không dịch bệnh cho vật nuôi. “Thực phẩm chăn nuôi, nuôi trồng theo công nghệ EM của Nhật Bản như một luồng gió mới tiếp thêm sinh lực cho thị trường thực phẩm sạch đang còn khá mới mẻ ở Việt Nam”, bà Liên chia sẻ.
Bà Liên lý giải: Công nghệ EM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Effective microorganism”, có nghĩa là “vi sinh vật hữu hiệu”. Đây là kỹ thuật quan trọng và cốt lõi của nông nghiệp thiên nhiên. EM là một công nghệ sinh học hiện đại, đa tác dụng và an toàn, được các nhà khoa học Nhật Bản phát minh trong những năm 80 của thế kỷ trước, đứng đầu là GS.TS. Teruo Higa.
Ưu thế lớn của công nghệ EM là tính rất an toàn đối với cây trồng, gia súc, con người và môi trường. Nhưng, hạn chế lớn nhất là giá thực phẩm chăn nuôi theo mô hình này khá đắt đỏ, kéo theo khó phù hợp với mức thu nhập của người dân Việt Nam.
Hiện tại, giá bán thực phẩm hữu cơ cao gấp 2 lần so với thực phẩm thông thường. Thịt lợn hữu cơ khoảng 239.000 đồng/kg, thịt gà khoảng 279.000 đồng và trứng dao động 6.800 đồng/quả.
Để thuyết phục những khách hàng trung thành, bà Liên cho biết, giá bán thực phẩm hữu cơ hiện tại đang là giá vốn.
“Ở nước ngoài, thực phẩm Organic (hữu cơ) giá đắt gấp 3-4 lần bình thường. Nhưng ở Việt Nam, chúng tôi đã cố gắng để chi phí gấp đôi. Đơn cử, một đàn lợn nuôi kiểu công nghiệp mất khoảng 3,5 tháng, khoảng 100-120 kg/con là được xuất. Tuy nhiên, lợn nuôi vi sinh phải mất 7-8 tháng mới có trọng lượng tối đa 90 kg. Như vậy, thời gian nuôi là gấp đôi, kéo theo giá thành sản phẩm sẽ cao hơn 2 lần, đó là chưa kể chi phí chăn nuôi khác”, bà Liên phân tích.
Sau gần 1 năm hoạt động, hiện chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cở của bà Liên đã có một lượng khách hàng trung thành nhất định.
Anh Trần Nguyên Anh, một vị khách quen thuộc tại cửa hàng trên phố Trần Đăng Ninh (Hà Nội) chia sẻ: “Sau khi ăn thịt lợn hữu cơ, lúc đầu tôi không cảm nhận được sự khác biệt. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, thì gia đình tôi không ăn được thịt lợn trên thị trường, bởi thịt hữu cơ rất thơm, có hương vị rất tự nhiên trong khi lợn trên thị trường có mùi rất tanh”.
Bà Liên cho biết, trong thời gian tới, bà sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi, trồng trọt để tăng đầu sản phẩm, để thực phẩm hữu cơ phổ biến hơn với người tiêu dùng.
Thiên Minh
Sử dụng đệm lót sinh học: Công nghệ giảm ô nhiễm môi trường相关文章
随便看看