Cùng với các khu dân cư (KDC) trên địa bàn tỉnh,ẵnsngchongyhộket qua luot di cup c2 hiện nay, 80 KDC ở huyện Châu Thành A đã sẵn sàng tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” và kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2016). Người dân ở ấp Trường Hưng, xã Trường Long A, treo cờ Tổ quốc chào mừng ngày hội. An cư lạc nghiệp Những ngày qua, cùng với niềm vui của bà con trong ấp háo hức dọn dẹp nhà cửa, cảnh quan môi trường để chào đón “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” và kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (ngày hội), bà Hồ Thị Thắm, ở ấp 1B, thị trấn Một Ngàn, cảm thấy vui hơn khi năm nay vừa cất được nhà mới, vừa thoát được nghèo. Gia đình bà không có đất sản xuất nên phải làm mướn kiếm sống nhưng cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống qua ngày. Điều bà lo lắng nhất là căn nhà đã xuống cấp nhưng nhiều năm qua không có tiền sửa chữa. “Gia đình tôi cố gắng đi làm dành dụm tiền để sửa lại nhà nhưng làm hoài không có dư. Mỗi khi mưa gió là tôi thấp thỏm sợ nhà sập”, bà Thắm cho biết. Thấy hoàn cảnh khó khăn, UBMTTQ Việt Nam thị trấn Một Ngàn vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm quyên góp hỗ trợ để bà cất lại nhà. Khi hay tin bà rất mừng, bởi đó là ước mơ bấy lâu của gia đình. Ngày khởi công xây dựng, bà không cầm được nước mắt. Căn nhà tường được xây dựng kiên cố ngang 5m, dài 20m, nền lót gạch bông, lợp tôn, tổng kinh phí trên 100 triệu đồng, trong đó UBMTTQ Việt Nam thị trấn hỗ trợ 50 triệu đồng, còn lại bà mượn của người thân. Nhờ an cư mà gia đình bà đã toàn tâm toàn lực tập trung lao động. Hàng ngày, bà vẫn đi làm thuê, các con thì làm công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi tháng cũng gửi về cho bà khoảng 2 triệu đồng. “Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương xây dựng lại căn nhà thì không biết đến khi nào tôi mới làm được, đặc biệt là thoát nghèo. Dự kiến, tôi sẽ mở tiệm tạp hóa để có đồng ra đồng vô trang trải cuộc sống hàng ngày”, bà Thắm thông tin. Đó là một trong 6 gia đình mà mô hình “Xóa nhà tạm, dột nát” ở ấp 1B, thị trấn Một Ngàn hỗ trợ để cất lại nhà trong năm nay. Điều khá mừng của mô hình là sau khi được hỗ trợ cất nhà, các gia đình vững tâm lao động, sản xuất, cố gắng làm ăn và đã thoát nghèo. Theo ông Tiết Văn Tường, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam thị trấn Một Ngàn, mô hình “Xóa nhà tạm, dột nát” thành lập đến nay được 7 năm đã mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ các gia đình an cư lạc nghiệp. Sở dĩ thị trấn thành lập mô hình này là vì đời sống của nhiều người dân trên địa bàn còn gặp khó khăn, nhất là nhà ở. Để hoạt động hiệu quả, Ban chỉ đạo mô hình phối hợp với đoàn thể, Mặt trận ấp chọn những hộ có hoàn cảnh khó khăn, bức thiết về nhà ở để hỗ trợ. Bên cạnh đó, chính quyền, đoàn thể còn định hướng việc làm để họ vừa được hỗ trợ xây nhà, vừa có việc làm phát triển kinh tế gia đình bền vững. Nhờ thực hiện tốt, đến nay mô hình đã góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Năm nay, toàn ấp có 15 hộ thoát nghèo, trong đó 6 hộ được hỗ trợ xây nhà. Mô hình này được UBMTTQ Việt Nam thị trấn nhân rộng ra các ấp trên địa bàn. Sẵn sàng cho ngày hội Tuy ngày hội còn gần 1 tuần nữa mới đến nhưng ở tuyến đường Bốn Tổng - Một Ngàn, thuộc địa bàn ấp Trường Hưng, xã Trường Long A, không khí chuẩn bị của người dân đã rộn ràng, tất cả hộ dân trên đoạn này đã treo cờ Tổ quốc; hàng rào cây xanh, lộ bê tông được sửa chữa lại cẩn thận… Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành dịp sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu của bà con ở đây trong thời gian qua. Trong ngày này, người dân gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, cố gắng lao động cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng ấp Trường Hưng, cho biết: “Trong những năm gần đây, đời sống bà con trong ấp có nhiều khởi sắc. Nhà cửa được xây dựng khang trang, sạch đẹp, an ninh trật tự đảm bảo. Có được điều đó một phần là nhờ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của bà con nhân dân. Việc tổ chức ngày hội đã tạo niềm vui, sự phấn khởi đối với các tầng lớp nhân dân, vun đắp thêm truyền thống đoàn kết của bà con trong ấp”. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, ấp Trường Hưng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm nay, ấp tiếp tục được công nhận danh hiệu văn hóa với 98,6% gia đình đạt danh hiệu văn hóa, trong đó có 40 gia đình văn hóa tiêu biểu. Đến thời điểm này, nhà văn hóa ấp, các đường làng, ngõ xóm đều được vệ sinh, những tiết mục văn nghệ cũng đã chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho ngày hội. Đặc biệt, ngày hội năm nay đơn vị sẽ tổ chức múa lân để phục vụ vui chơi cho bà con. Theo ông Trần Phi Hùng, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Châu Thành A, năm nay, thực hiện kế hoạch của UBMTTQ Việt Nam tỉnh, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội triển khai xuống cơ sở. Theo đó, các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch, kiện toàn lại Ban chỉ đạo và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức. Ngày hội ở Châu Thành A sẽ được tiến hành với đầy đủ cả phần lễ và phần hội. Cũng theo ông Hùng, mục tiêu của ngày hội là củng cố, tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, gắn bó trong nhân dân. Ngày hội còn là dịp để nhân dân cùng nhau nhìn lại những việc đã làm được, chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm để năm sau làm tốt hơn; đồng thời, bàn các biện pháp khắc phục những mặt hạn chế để xây dựng khu dân cư ngày càng vững mạnh. Năm nay, huyện Châu Thành A công nhận trên 25.330 gia đình văn hóa, chiếm 96,3%, gần 1.700 gia đình văn hóa tiêu biểu; công nhận 100% cơ quan, trường học có đời sống văn hóa tốt. “Chúng tôi chọn 10 KDC để ngày 18-11 tổ chức điểm, các KDC còn lại sẽ được tổ chức vào ngày 19. Điểm mới của ngày hội năm nay là Huyện ủy, UBMTTQ Việt Nam huyện sẽ tặng 35 thẻ bảo hiểm y tế cho gia đình khó khăn và tổng kết các mô hình hoạt động hiệu quả trong thời gian qua. Những hoạt động này sẽ làm cho mọi người dân xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, quê hương giàu đẹp”, ông Hùng nhấn mạnh. Bài, ảnh: NHẬT TÂN |