【thứ hạng của rizespor】TP.HCM: Chỉ 25% dự án xin cấp phép có đất ở hợp pháp
Còn lại 75% số dự án là đất nông nghiệp,ỉdựánxincấpphépcóđấtởhợppháthứ hạng của rizespor đất giải phóng mặt bằng, chuyên dùng, đất chưa chuyển mục đích, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thông tin trên vừa được Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn, đưa ra trong cuộc họp mới đây, để tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính.
Theo ông Tuấn, TP.HCM đã hai lần gửi văn bản lên Chính phủ, đã chuyển đến các bộ, ngành để giải quyết những vướng mắc này. Việc gỡ như thế nào còn theo trình tự thủ tục và phải sửa văn bản luật. Trong lúc chờ đợi, chủ đầu tư có đất ở hợp pháp cứ trình dự án để triển khai.
Cũng tại cuộc họp, lãnh đạo thành phố chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình chậm triển khai dự án làm chi phí gia tăng. Đồng thời, dự án triển khai chậm ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản, chương trình phát triển nhà ở của thành phố.
Phó Chủ tịch TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến khẳng định, những vấn đề thuộc thẩm quyền của thành phố thì thành phố sẽ chỉ đạo giải quyết. Những nội dung vượt thẩm quyền thì thành phố sẽ có hướng xử lý hợp lý hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp và tránh gây ách tắc, xáo trộn đối với thị trường.
Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng phải công khai minh bạch bằng “app thông tin điện tử” về pháp lý của từng dự án để người dân có thể tìm hiểu rõ ràng, trước mắt sẽ công bố những dự án triển khai trong năm 2018-2019.
Ông Trần Vĩnh Tuyến cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải nắm vững và tuân thủ đúng pháp luật để triển khai dự án. Thực tế hiện nay, thị trường đang có nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính, vẫn có một số doanh nghiệp rao bán dự án khi thủ tục chưa hoàn thiện về thủ tục pháp lý. Thậm chí có doanh nghiệp sau khi đã bán cho người dân còn đem tài sản đó đi thế chấp, cầm cố tại ngân hàng. Nhiều dự án chất lượng không đúng như cam kết doanh nghiệp đưa ra...
Trước đó, nhiều doanh nghiệp cũng đưa ra hàng loạt khó khăn vướng mắc, đề nghị hỗ trợ. Đơn cử, Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long cho biết, công ty trúng đấu giá 14 khu đất có diện tích 44,49 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè từ cuối năm 2004. Công ty đã thanh toán đủ toàn bộ tiền trúng đấu giá theo đúng quy định và được UBND thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đã xây dựng khu đô thị mới. Tuy nhiên, đến nay, tại phân khu 15 của dự án, một hộ dân chưa chịu di dời, thậm chí còn có hành vi cản trở doanh nghiệp làm dự án.
Một doanh nghiệp khác cho biết, đang đầu tư dự án khu liên hợp văn phòng - căn hộ - thương mại rộng hơn 5.000m2 tại khu vực giao lộ Tản Đà - Hàm Tử, quận 5. Tuy nhiên, trong 57 hộ dân được bồi thường tái định cư chỉ còn một hộ không chịu di dời và không có thái độ hợp tác. Hộ dân này không chấp nhận bồi thường theo phương án thành phố duyệt là khoảng bốn tỷ đồng mà đòi lên gần 30 tỷ đồng, tức tương đương khoảng 1,1 tỷ đồng/m2, khiến toàn bộ dự án bị bế tắc…
Quốc Đại (tổng hợp)
Đất công có biến, nóng chuyện trục lợi ở Thủ Thiêm
Nhiều dự án nguồn gốc đất công bị đưa vào diện thu hồi, dự án New City Thủ Thiêm tranh chấp quanh vấn đề trục lợi, Sở Xây dựng Long An kiểm tra Khu dân cư Long Thượng… là những tin tức nóng tuần qua.