当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【real vs bilbao】FTA Việt Nam – EU: “Cơ hội vàng” cho doanh nghiệp

【real vs bilbao】FTA Việt Nam – EU: “Cơ hội vàng” cho doanh nghiệp

2025-01-24 23:38:45 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point
FTA Việt Nam – EU: “Cơ hội vàng” cho doanh nghiệp
Toàn cảnhbuổi hội thảo

Ông Lê Kỳ Anh cho rằng: “FTA Việt Nam – EU là cơ hội vàng cho Việt Nam,ệtNam–EUCơhộivàngchodoanhnghiệreal vs bilbao nó thậm chí còn tốt hơn cả việc gia nhập WTO năm 2007 vì hàng hóa EU sản xuất ra đa phần không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam; thay vào đó, hàng hóa của hai bên sẽ bổ sung cho nhau. Điều này khác hoàn toàn với những nền kinh tế làm ra sản phẩm quá giống với chúng ta nhưng quy mô lại lớn hơn ta nhiều lần”.Ông Lê Kỳ Anh lấy ví dụ, trong nhiều năm qua, sản phẩm cá tra Việt Nam xuất vào thị trường EU chiếm khoảng 30 – 40% lượng tiêu thụ trong khối này. Năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 23,6 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong khi phía EU xuất sang Việt Nam là 8,45 tỷ đô la Mỹ. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào nhóm hàng nông – thủy sản, dệt may, da giầy… và nhập khẩu từ EU các sản phẩm công nghiệp, máy móc công nghệ cao phục vụ sản xuất. Như vậy, ở đây hoàn toàn là sự bổ sung cho nhau về sản xuất hàng hóa.

Ông Nguyễn Phương Lam – Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ cũng nhấn mạnh, hiện tại, FTA Việt Nam – EU đã hoàn thành 12 vòng đàm phán và sẽ nhanh chóng đi đến ký kết, mở ra những cơ hội mới đối với giao dịch thương mại giữa Việt Nam – EU. Trong đó, thị trường Phần Lan là một cửa ngõ quan trọng để sản phẩm của nước ta tiếp cận thị trường 28 nước thành viên EU.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Giáp – Giám đốc Trung tâm Chính sách chiến lược nông nghiệp Miền Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng: “Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh là nhờ mở cửa cho thị trường xuất khẩu, trong đó có sự đóng góp rất lớn khi xuất khẩu sang EU. Tuy có thời gian nền kinh tế chúng ta thâm hụt thương mại, nhưng trong vòng 03 năm qua, xuất khẩu tăng nhanh giúp cân đối và làm thặng dư cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam”. Tuy nhiên, ông Giáp cũng thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu hiện tại trong xuấu khẩu: “Mặc dù Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là nhóm ngành nông – thủy sản và một số ngành hàng tiêu dùng khác, nhưng đa số mặt hàng của chúng ta đều chưa có thương hiệu và phải xuất thông qua những trung gian có hệ thống xuất khẩu, phân phối tốt hơn ta. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp thiết phải có sự thay đổi để tìm được hướng mới cho xuất khẩu của Việt Nam”.

Buổi hội thảo cũng đã nhận được nhiều đề xuất, đóng góp của các đại biểu. Đa số ý kiến xoay quanh vấn đề cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu, thị hiếu người tiêu dùng châu Âu và việc hỗ trợ tìm kiếm cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Nhân dịp này, ông Nguyễn Tuấn Hải – Giám đốc Chương trình Finnpartnership tại Việt Nam cũng đã giới thiệu một trang web do chính phủ Phần Lan thiết lập và tài trợ để giúp các doanh nghiệp Việt Nam cũng như một số nền kinh tế nằm trong diện ưu tiên của EU có thể tự tìm kiếm các đối tác thương mại trong nội khối EU. Các doanh nghiệp quan tâm có thể truy cập theo địa chỉ: xuatkhauphanlan.com hoặc liên hệ với Cơ quan Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EU tại Việt Nam để được hỗ trợ.

Quan hệ song phương Việt Nam – EU đang phát triển một cách nhanh chóng. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2006 – 2014, trao đổi thương mại Việt Nam – EU tăng trưởng khoảng 06 lần và bên cạnh Hoa Kỳ thì EU hiện là một trong hai thị trường mà Việt Nam xuất khẩu được nhiều hàng hóa nhất. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, thặng dư thương mại của Việt Nam đối với thị tường EU trong năm 2014 đạt mức kỷ lục là 19 tỷ đô la Mỹ.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读