游客发表

【lich phát sóng bóng đá】“Startup” vượt khó khăn bằng chuyển đổi số

发帖时间:2025-01-10 20:01:30

Cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp chuyển đổi số
Chuyển đổi số để phục hồi,ượtkhókhănbằngchuyểnđổisốlich phát sóng bóng đá phát triển du lịch
Vốn vẫn chảy vào Startup
Startup Fintech Việt Nam: Khơi dòng chảy mạnh, tránh rủi ro
TPHCM hỗ trợ các startup du lịch tăng tốc khởi nghiệp
Start-up mong hóa “kỳ lân”
“Startup” vượt khó khăn bằng chuyển đổi số
Ông Phan Đức Quang

Theo ông, trước tác động của đại dịch Covid-19, các DN khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay cần phải làm gì?

- Như chúng ta đã biết, đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt, lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là sản xuất giao thương với quốc tế. Đây là thách thức nhưng cũng là một cơ hội lớn để cho các tổ chức, DN Việt Nam nói chung, các DN khởi nghiệp nhìn nhận lại, đưa ra các phương án tái cấu trúc, cải cách mô hình kinh doanh và là động lực to lớn để chuyển đổi số, tập trung vào số hóa cũng như thực hiện giao dịch thông qua nền tảng internet. Đặc biệt, các DN khởi nghiệp, mới gia nhập thị trường thì càng phải có giải pháp trong việc khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin. Đây là điều kiện tiên quyết, bắt buộc và “sống còn” với các DN mới gia nhập ngành, DN khởi nghiệp ở tất cả các ngành, lĩnh vực.

Hơn nữa, các DN khởi nghiệp cần phải tận dụng chuyển đổi số để phát huy sức mạnh kết nối với các hiệp hội, khách hàng, đối tác, các cơ quan chức năng, Chính phủ để tận dụng các hỗ trợ về kỹ thuật, chính sách, thông tin về thị trường… kịp thời, hiệu quả. Bản thân DN chúng tôi cũng đã nhận được một số chương trình đề xuất hợp tác từ khách hàng nước ngoài, họ biết đến thông qua một vài kênh truyền thông từ các bộ, ngành, thay vì DN phải chủ động tìm kiếm thông tin như trước đây.

Ông đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý với các DN khởi nghiệp thời gian qua?

- Tại Việt Nam, những chính sách và động thái hỗ trợ của Chính phủ đối với các DN khởi nghiệp thời gian qua đã rất tích cực, cả về hỗ trợ gián tiếp và trực tiếp. Những chính sách hỗ trợ này sẽ giúp kích cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các DN khởi nghiệp tập trung vào các giải pháp, thúc đẩy gián tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi có hoạt động sản xuất kinh doanh thì dòng di chuyển lưu thông giữa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và dòng tiền cũng sẽ được tồn tại, hỗ trợ hữu ích cho sự phát triển bền vững của DN.

Thời gian tới, các DN khởi nghiệp được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn nên sẽ cần các chính sách hỗ trợ như thế nào từ phía nhà nước, thưa ông?

- Để các gói hỗ trợ đi nhanh hơn, đi sát hơn vào thực tế DN, tôi cho rằng cần một hoạt động khảo sát cụ thể đến từng nhóm đối tượng tác động, chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Từ đó các cơ quan quản lý sẽ thiết kế được các chính sách hỗ trợ kịp thời cho các DN, trong đó có nhóm DN khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin như chúng tôi. Ví dụ như những lĩnh vực ưu tiên, cần thiết như về vốn, giao thương thì cần hỗ trợ trực tiếp; còn những lĩnh vực cần chiến lược lâu dài, ít ưu tiên hơn thì có thể hỗ trợ giản tiếp bằng các chính sách thuế, phí...

Tôi tin chắc rằng với cách thức làm chính sách mới là dựa vào sự phản hồi của đối tượng, thì các chính sách sẽ được thiết kế vừa nhanh, vừa chính xác đối tượng và vừa đỡ lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa, ủng hộ và khuyến khích mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 và chuyển đổi số trong các chương trình về phát triển kinh tế…

Tôi quan sát được rằng các quốc gia như Singapore đều có nhiều động thái, chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện cho các DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo bằng cách hỗ trợ dựa trên các đơn hàng. Tức là nhà nước sẽ đưa ra các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế, phí hoặc ưu đãi trực tiếp đối với đơn hàng của DN. Ví dụ, DN có một đơn hàng mua sắm về một giải pháp công nghệ phần mềm thì nhà nước sẽ hỗ trợ gián tiếp thông qua việc có thể cho DN đóng thuế, phí chậm hoặc miễn thuế, phí hoặc hỗ trợ trực tiếp bao nhiêu phần trăm giá trị trên tổng hóa đơn của đơn hàng đấy.

Xin cảm ơn ông!

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Ấn tượng cả về số lượng và mật độ startup

Việt Nam đang trở thành một “quốc gia khởi nghiệp” với những con số ấn tượng về cả số lượng và mật độ startup. Tuy nhiên so với một số nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia thì Việt Nam vẫn còn đứng sau một số nước về mức độ thu hút vốn đầu tư cho khởi nghiệp. Mỗi quốc gia đều theo đuổi chính sách hỗ trợ khởi nghiệp riêng. Singapore đã đặt mục tiêu chiến lược trở thành “Quốc gia thông minh” (Smart Nation) và đang có những bước đi mạnh mẽ để đạt được mục tiêu này, trong đó có Kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp 2020 (Rie 2020). Thái Lan coi “các startup là trụ cột quan trọng, họ là những chiến binh kinh tế mới (New economic warriors) tạo ra các lợi ích kinh tế - xã hội, định hình nền kinh tế Đổi mới sáng tạo (Innovation - based economy), giúp nước này thoát khởi bẫy thu nhập trung bình”…

X. Thảo (ghi)

Ông Hub Langstaff, Giám đốc vùng, Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ: Bám vào 3 trụ cột chính

Vườn ươm khởi nghiệp chính là mô hình mà nhiều quốc gia trên thế đã áp dụng thành công và cho ra đời nhiều doanh nghiệp lớn mạnh. Tại Việt Nam, mô hình này cũng đang được phát triển, nhưng cần phải lưu ý tới các vấn đề gồm: phát triển cơ sở ươm tạo; tổ chức, vận hành cơ sở ươm tạo; lựa chọn hạt giống ươm tạo; xây dựng mạng lưới, hợp tác quốc tế; các hình thức kêu gọi đầu tư; vai trò của Chính phủ và chính quyền địa phương và sở hữu trí tuệ. Để thành công, các cơ quan chức năng và DN cần bám vào 3 trụ cột chính: Ý tưởng/công nghệ (sản phẩm phẩm hướng tới nhu cầu khách hàng; khả năng thương mại hóa cao; minh bạch về sở hữu trí tuệ); Quản lý (có kiến thức và kinh nghiệm cả về công nghệ và kinh doanh; làm việc full time); Tài chính (quan tâm tới vốn khởi sự; tiếp cận với các nguồn tài chính khác và lợi nhuận ban đầu).

H.Dịu (ghi)

    热门排行

    友情链接