TheầnnhanhchóngtháogỡnútthắtquyhoạchtrạmsạcôtôđiệntạiViệkết quả uefa europa leagueo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), đến năm 2030, số lượng ô tô điện tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 1 triệu xe và đến năm 2040 là 3,5 triệu xe. Với khuyến khích chuẩn của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) là 10 xe điện/trạm sạc, ước tính Việt Nam cần từ 100.000 - 350.000 trạm sạc trong 15 năm tới.
Với sự phát triển nhanh của xe ô tô điện trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ mối quan tâm đối với thị trường cung cấp các thiết bị và dịch vụ cho phương tiện giao thông điện, đặc biệt là trạm sạc cho ô tô điện tại Việt Nam. Nhưng trên thực tế, đang có nhiều thách thức cho việc phát triển trạm sạc tại Việt Nam. Một trong những khó khăn nổi bật đó là chi phí đầu tư ban đầu cao.
Việc thiết lập một mạng lưới trạm sạc yêu cầu đầu tư ban đầu lớn, bao gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị và bảo trì. Đồng thời, nhu cầu về xe điện tại Việt Nam vẫn chưa đủ lớn để đảm bảo doanh thu bền vững từ trạm sạc. Các tập đoàn lớn có thể vẫn còn dè dặt trước việc đầu tư mạnh tay khi chưa tới thời cơ "chín muồi".
Hiên nay, đầu tư cơ bản cho trạm 60-80Kw là hơn 700 triệu đồng và cho trạm 120 Kw là 1,2 tỷ đồng. Ngoài chi phí cố định này, còn các chi phí khác chưa ước tính được gồm đấu nối hạ tầng điện, giấy phép xây dựng, tiền thuê mặt bằng...
Cùng với đó, còn nhiều bất cập và rào cản, khiến các doanh nghiệp chưa thể đầu tư mạnh mẽ vào trạm sạc. Điển hình, TP. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm tiêu thụ ô tô điện lớn nhất cả nước, nhưng đầu tư cho trạm sạc tại đây hiện gặp nhiều khó khăn.