【oxbey】VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tương đối tốt Sáng 15/10,đưarakịchbảntăngtrưởngkinhtếViệtNamnăoxbey tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp cùng Truyền hình Quốc hội tổ chức Tọa đàm Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng - Triển vọng và thách thức. Tại Tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã điểm lại tình hình kinh tế quý III/2024 và 9 tháng năm 2024. Theo ông Nguyễn Quốc Việt, kết thúc quý III/2024, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi tương đối tốt trong sự lạc quan về tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới cuối năm 2024 và năm 2025. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%, tăng hơn 1,5 lần so với mức tăng 4,4% cùng kỳ năm ngoái với sự đóng góp chủ yếu từ khu vực công nghiệp và dịch vụ. Ở phía tổng cầu, thương mại trên đà phục hồi và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tích cực là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. “Cùng với đó, xuất nhập khẩu hàng hoá tăng nhanh hơn so với dự kiến, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, xuất siêu đạt 20,8 tỷ USD. Đây được đánh giá là mức xuất siêu khá tích cực trong giai đoạn 2020-2024” – TS Nguyễn Quốc Việt nêu. Tuy nhiên, báo cáo của VEPR cũng cho thấy, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch và áp lực lạm phát trong nửa đầu năm 2024 cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng của vốn. Thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch trong khi chi tiêu công giảm so với cùng kỳ năm 2023, dẫn đến ngân sách tiếp tục đạt thặng dư cao, tạo dư địa cho các chính sách tài khoá tiếp tục trong năm 2024 như các chính sách miễn, giãn, giảm thuế, nhất là trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực chịu thiệt hại do cơn bão Yagi. Thương mại tăng trưởng tích cực, vốn FDI thực hiện đạt mức cao kỷ lục, du lịch phục hồi mạnh mẽ, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại trong nước đã liên tục giảm, với mức giá thấp hơn nhiều so với trần do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tốc độ tăng cung tiền và tăng trưởng tín dụng phục hồi khá tốt, góp phần tích cực vào tăng trưởng và đầu tư, mặc dù vẫn thấp hơn nền trung bình những năm trước đại dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ linh hoạt tương đối thành công giai đoạn vừa qua để giảm các “cú sốc” và can thiệp thanh khoản, giúp hạ nền lãi suất, hỗ trợ chi phí vốn cho nền kinh tế mà không cần can thiệp lãi suất điều chỉnh. Tăng trưởng GDP có thể đi ngang trong quý IV/2024 Mặc dù nền kinh tế quý III và 9 tháng có nhiều điểm sáng tích cực, tuy nhiên theo ông Nguyễn Quốc Việt, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức ở phía trước. Các chỉ số quản trị mua hàng PMI suy giảm và xuống dưới 50 điểm trong tháng 9/2024. Cùng với đó, tỷ lệ doanh nghiệp rút lui so với doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn ở xu hướng cao. Tiêu dùng trong nước lẫn giải ngân đầu tư công chưa đạt được như kỳ vọng. Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có sự phục hồi rất mạnh mẽ của ngành du lịch, tăng 16,7%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã giảm so với trước Covid-19. Đặc biệt, theo nhận định của ông Nguyễn Quốc Việt, thời gian qua, FDI là động lực tăng trưởng chính trong các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên tại Việt Nam, dòng vốn FDI dường như đang có sự chững lại trong quý III/2024. "Theo đó, cần nghiên cứu kỹ các dòng chảy dòng vốn FDI trên thế giới nói chung và vào Việt Nam nói riêng để có chính sách đối ứng trong thời gian tới" - Phó Viện trưởng VEPR thông tin thêm. Báo cáo cũng cho thấy, xu thế phân mảnh kinh tế - chính trị toàn cầu, hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu khiến cầu bên ngoài có thể suy giảm, điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam. Bên cạnh đó, chi phí đẩy khiến năng lực cạnh tranh xuất khẩu và khả năng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu gặp nhiều thách thức. Các yếu tố đầu vào trong sản xuất gặp nhiều rào cản cũng như tình thế khó khăn trong chuyển dịch mô hình tăng trưởng, đổi mới môi trường kinh doanh và cải cách thể chế mặc dù đạt được một số tiến bộ nhưng vẫn chậm chạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đầu tư, kinh doanh, làm nản lòng cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này được thể hiện qua số liệu doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng. Cụ thể, 9 tháng năm 2024, đã có hơn 183 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quy trở lại thị trường, cao hơn con số cả năm của giai đoạn 2018-2021. Tuy nhiên, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn ở mức cao và liên tục tăng từ 2020. 9 tháng năm 2024, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 163,76 nghìn. Phát biểu tại sự kiện, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, động lực tăng trưởng trong quý III và 9 tháng năm 2024 chủ yếu vẫn là xuất nhập khẩu và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt, các chỉ tiêu nền kinh tế có sự phục hồi, nhưng vẫn chưa được như giai đoạn trước Covid-19, đây là vấn đề cần lưu ý. Đồng tình với ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2024 đối mặt với nhiều thách thức, theo ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội: Bên cạnh những thách thức đã được phân tích, những thiệt hại về cơn bãi Yagi vẫn chưa thể khắc phục, điều này đã và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, những chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão Yagi cần được triển khai nhanh, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2024, bao gồm kịch bản cao và thấp. Trong đó, ở kịch bản cao, tăng trưởng GDP quý IV sẽ đi ngang với mức tăng trưởng 7,4%, tăng trưởng cả năm dự kiến sẽ đạt mục tiêu mới mà Chính phủ đưa ra, là 7%. Với kịch bản thấp, tăng trưởng GDP quý IV/2024 sẽ dưới mức 7%, dự báo tăng trưởng cả năm 2024 sẽ dao động quanh mức 6,84%.Xây dựng doanh nghiệp 'sếu đầu đàn' dẫn dắt kinh tế Việt Nam bay cao Vai trò thiết yếu của thị trường giao dịch hàng hóa trong phát triển nền kinh tế bền vững Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp cùng Truyền hình Quốc hội tổ chức Tọa đàm Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng - Triển vọng và thách thức. Ảnh: NH VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Ảnh: NH
相关推荐
-
Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
-
Lào Cai: Tăng cường giải pháp giữ ổn định thị trường
-
Chèo thuyền ra sông bắt ốc, 3 người ở Bình Phước đuối nước tử vong
-
Thu hồi giấy phép kinh doanh nếu doanh nghiệp có quá 30% xe bị tước phù hiệu
-
BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
-
Hưng Yên: Tịch thu 7 tấn vải cuộn nhập lậu
- 最近发表
-
- Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- Tổ chức hội thao và họp mặt Ngày Truyền thống ngành thể dục
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nhẹ, chiều tối mưa giông liên tiếp
- Hơn 285 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân ở Mường Lát bảo vệ, phát triển rừng
- Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- Trường Đại học Tài chính
- Cung cấp dịch vụ thu tiền nộp phạt vi phạm giao thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia
- Rút ngắn thời gian chờ xét nghiệm vi rút corona
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- Chuẩn bị tốt cho Giải Mekong delta marathon Hậu Giang 2019
- 随机阅读
-
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Vòng loại giải futsal HDBank vô địch quốc gia 2019: Nhiều tham vọng
- Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025
- Bộ GTVT lý giải vì sao không bỏ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe
- Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- Cảnh báo tình trạng mạo danh cán bộ quản lý thị trường để lừa đảo
- Bộ NN&PTNT xử phạt hơn 4,1 tỷ đồng các vi phạm hành chính
- Hà Nội: Diễn biến bất ngờ quanh vụ tháo dỡ công viên hàng trăm tỷ đồng
- Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- Bán cá kho có dòi, CleverFood bị phạt 17 triệu đồng
- Giải bóng đá mini nữ chào mừng ngày 8
- Đường dây tội phạm xuyên quốc gia, chuyên ‘rửa tiền’ cực kỳ tinh vi
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Dự báo thời tiết 30/4/2024: Cả nước nắng nóng, miền Bắc đêm mưa
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Vụ Đầu tư
- TP. Hồ Chí Minh: Giám sát từng ngày tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- Tổng cục Quản lý thị trường ký quy chế phối hợp với Tổng cục Du lịch
- Cơ hội và thách thức cho bóng đá Việt Nam
- Chính thức công bố dịch truyền nhiễm do virus Corona tại Việt Nam
- 搜索
-
- 友情链接
-
- 'Năm giờ sáng, Hà Nội thức giấc': Hơi thở dân gian trong không gian đô thị mới
- Trở lại ghế giám khảo chương trình cải lương, NSƯT Như Huỳnh nói gì?
- Lấy lượng sữa rửa mặt bao nhiêu là đủ?
- Dầu nhớt Kixx trở lại School Fest 6 đem đến sân chơi năng động cho sinh viên
- Kỳ Duyên căng thẳng khi trình diễn bikini tại bán kết Miss Universe 2024
- Ca sĩ Thái Trinh lần đầu công khai chồng kém 6 tuổi trong bộ ảnh cưới lãng mạn
- Hai con gái xinh đẹp, giỏi giang của Hồng Đào và chồng cũ Quang Minh
- Cuộc họp ở Hãng phim truyện Việt Nam sau gần chục năm đóng băng
- Hoa hậu Phan Thị Mơ ngồi 'ghế nóng' cuộc thi siêu mẫu
- Nên sấy tóc hay để tóc khô tự nhiên sau khi gội?