【dự đoán tỉ số tối nay】Nỗ lực chuyển đổi sóng 2G cho vùng sâu
Nằm trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 9/2024, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. Hiện nay, các địa phương cũng như các nhà mạng trong tỉnh đang đẩy mạnh các đợt truyền thông, hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo nâng cấp thuê bao từ 2G sang 4G nhằm bắt nhịp cùng chủ trương lớn.
- Tắt sóng 2G vẫn đảm bảo quyền lợi người dùng
Theo số liệu thống kê từ Viettel cung cấp, đầu năm 2024, số lượng thuê bao còn sử dụng sóng 2G của Viettel trên địa bàn tỉnh 18.872 thuê bao. Trong 6 tháng đầu năm, Viettel đã chuyển đổi 4G cho 6.467 thuê bao, hiện còn 12.405 thuê bao sử dụng 2G.
Từ đầu tháng 8, Viettel huyện Trần Văn Thời đã đẩy mạnh 10 ngày cao điểm (từ ngày 1-10/8) ra quân đồng loạt ở 11 xã và 2 thị trấn trên địa bàn huyện để hỗ trợ người dân chuyển đổi lên 4G. Thông qua dữ liệu từ hệ thống, có 773 thuê bao sử dụng mạng Viettel cần phải đổi sóng 4G trên địa bàn huyện.
Ðể thực hiện lộ trình tắt sóng 2G, Viettel huyện Trần Văn Thời đã thiết lập 44 điểm đổi máy trên các xã và thị trấn, hợp tác với các nhà bán lẻ lớn, các cửa hàng điện thoại di động để cung cấp các chương trình ưu đãi như: giảm giá máy smartphone 4G đối với khách hàng sử dụng dịch vụ của Viettel hoặc người dùng mua gói cước chu kỳ từ 6-12 tháng sẽ được miễn phí máy 4G.
Các cửa hàng điện thoại di động tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời phối hợp với nhà mạng thông tin với khách hàng về việc tắt sóng 2G.
Ông Ðoàn Việt Thái, Phó giám đốc Viettel huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Thuê bao còn sử dụng 2G tại huyện là người dân vùng sâu vùng xa, ven biển, hải đảo và người lớn tuổi hoặc lao động tự do, việc tiếp cận để thuyết phục chuyển đổi còn nhiều khó khăn. Bằng nhiều giải pháp, chúng tôi tích cực cho nhân viên đến tận nhà giải thích, hỗ trợ, gửi tin nhắn SMS đến khách hàng. Phối hợp cùng chính quyền địa phương tuyên truyền qua băng rôn, các cụm loa truyền thanh, mạng xã hội; đồng thời khi đến từng hộ dân, chúng tôi còn kết hợp tuyên truyền về công tác chuyển đổi số cho bà con”.
Khánh Bình Tây là xã vùng sâu ven biển, lực lượng lao động tự do đông, còn nhiều người dân vẫn chưa nắm thông tin về tắt sóng 2G. Các cửa hàng điện thoại trên địa bàn xã đã phối hợp với các nhà mạng thông tin, tuyên truyền trước thời điểm tắt sóng và lượng khách hàng đến đổi điện thoại 2G lên 4G tăng cao.
Các điểm đổi máy 2G sang 4G lưu động, giá ưu đãi, được đặt tại những nơi tập trung đông dân cư.
“Khi khách hàng đến tiệm, tôi cũng thông tin về việc cắt sóng 2G để bà con chủ động đến mua máy hoặc đổi sim. Các nhà mạng như Viettel hỗ trợ giá máy, tôi thấy mức giá không cao, phù hợp với người dân ở đây. Ðổi mạng 4G thì sóng mạnh hơn, xài ổn định, không bị chập chờn như mạng 2G”, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ Cửa hàng điện thoại di động Phú Hào, ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cho hay.
Do không có nhu cầu lên đời điện thoại, ông Nguyễn Văn Hổ, ấp Kinh Hòn Bắc, xã Khánh Bình Tây đã sử dụng điện thoại 2G nhiều năm nay để phục vụ cho việc nghe, gọi. Sau khi nghe tin tắt sóng 2G, ông Hổ được nhân viên nhà mạng đến nhà hỗ trợ đổi máy. Ông cho biết: “Tôi quen xài máy 2G đó giờ, với tôi, chuyển máy tốn hơn 300 ngàn đồng là hợp lý, tiện cái là không phải đi đâu xa, có nhân viên đến tận nhà làm giúp. Tôi mong muốn khi lên mạng 4G sẽ ổn định sóng điện thoại hơn, nhất là tại những vùng ven biển”.
Nhân viên Viettel đến nhà khách hàng hỗ trợ người dân đổi sang máy 4G.
Ông Ðoàn Việt Thái thông tin thêm: “Qua rà soát trên hệ thống, xã Khánh Bình Tây còn 199 thuê bao sử dụng sóng 2G. Ðối với người lớn tuổi chủ yếu sử dụng máy phím bấm, Viettel hỗ trợ đổi máy với giá ưu đãi chỉ 399 ngàn đồng, mặc dù là máy bàn phím nhưng vẫn có sóng 4G. Tháng vừa qua, chúng tôi khảo sát, đổi được 50 thuê bao rải rác ở các xã, một số ít người dân vẫn còn sử dụng sim 2G, 3G sẽ được hỗ trợ đổi sim 4G miễn phí. Bên cạnh đó, mỗi năm Viettel Cà Mau có 1-2 đợt mang máy và sim ra Hòn Chuối để hỗ trợ bà con”.
Với người dân, việc tắt sóng 2G sẽ giúp chuyển sang sử dụng băng thông 4G tốc độ đường truyền cao hơn. Từ đó, có thể tiếp cận truy cập Internet tốc độ cao, phục vụ nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, thanh toán, giải trí... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số./.
Hữu Nghĩa