您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【m.bongda】Vị Thanh: Hình thành và phát triển: Thương mại

Nhà cái uy tín365人已围观

简介Từ thời Mạc Cửu đến đời Gia Long (1802). Sau trấn Hà Tiên, chợ Sái Phu (tức Rạch ...

Từ thời Mạc Cửu đến đời Gia Long (1802). Sau trấn Hà Tiên,ịThanhHnhthnhvphttriểnThươngmạm.bongda chợ Sái Phu (tức Rạch Giá) đã sung túc, trở thành thương cảng trù mật, nơi trao đổi sản vật, hàng hóa trong trấn và giao thương cả với nước ngoài. Cạnh đó, khu vực vàm sông Cái Bé, sông Cái Lớn, cũng là nơi hội tụ mua bán cá biển.

Cầu 30-4 ở Vị Thanh khi mới hoàn thiện.

Vùng rừng U Minh vào buổi đầu khẩn hoang, chưa có chợ, nhưng hai bờ sông Cái Lớn (bao gồm đất Vị Thanh - Hỏa Lựu xưa) vẫn diễn ra hoạt động lẻ tẻ, mua bán sản vật từ khai thác rừng như mật và sáp ong, động vật rừng săn bắt được. Ngay tại đất Hỏa Lựu, ở khu vực rạch Hốc Hỏa, bên phía Gò Quao có sân chim lớn (điểu đình), tới mùa khai thác, thương lái từ chợ Rạch Giá kéo vào đón mua lông chim.

Theo tài liệu lưu lại của người Pháp, dịch vụ mua bán lông chim vùng sông Cái Lớn, có lúc trị giá tới 56.700 quan tiền. Nhà Nam bộ học Sơn Nam cho rằng: Chợ Gò Quao (Rạch Giá) ở ven sông Cái Lớn là nơi tập trung lông chim của vùng U Minh...”. Như vậy, phía Hỏa Lựu thời Minh Mạng đã lập làng, có vườn cò lớn, nên cũng là nơi chịu ảnh hưởng của chợ Gò Quao. Từ việc trao đổi lông chim, có thể thêm các sản vật khác như mật và sáp ong, thú rừng, cá, tôm,...

Giai đoạn thực dân Pháp đào xong kinh xáng Xà No, làng, xóm, gia cư hình thành hai bờ, cũng là lúc mạng lưới chợ ra đời. Điểm cuối kinh Xà No thông ra sông Cái Tư, Rạch Gốc gọi là chợ Vàm Xáng. Đây là nơi giới thương hồ hội tụ; xuồng, ghe qua lại, đậu nghỉ chờ con nước. Do đó, phát sinh ra các dịch vụ “bán vàm”, cung ứng đồ ăn, thức uống cho các bạn ghe. Biết đâu, nơi cuối nguồn kinh Xà No, phía Hỏa Lựu cũng có thể là một trong những địa điểm phát sinh ra nghề thương hồ? Đầu tiên là những tiếng rao hàng bán chè: “Ai ăn bánh bò hôn? Ai ăn chè đậu đen nước dừa đường cát hôn?”. Có thể sau đó, tới các ghe bán cá, mắm, rau, quả? Vì vậy, khu vực Vàm Xáng càng đông đúc dân cư và khách thương hồ, nên hình thành khu chợ đầu tiên trên vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa.

Các nhân chứng cao tuổi, nghe ông bà kể lại: Lúc đầu chợ này kêu là chợ con cóc, kiểu họp chợ thất thường như con cóc nhảy. Một số ý kiến thì nói do nhóm chợ từ khuya, nên người bán phải bưng đèn “cóc” (đèn dầu nhỏ). Về sau, chợ dần định vị, mọi người đặt gọi lâu dài là chợ Vàm Xáng - Hỏa Lựu (gọi tắt là chợ Hỏa Lựu). Lúc này, phía chợ đầu nguồn kinh Xà No đã có chợ Vàm Xáng - Nhơn Nghĩa (Cần Thơ). Buổi đầu chợ nhóm có vài chục người mua bán. Khi rẫy khóm, rẫy khoai, rẫy dưa, rẫy ổi phát triển, thì chợ Hỏa Lựu bước vào thời kỳ sung túc, bởi nông sản dư thừa thành hàng hóa.

Tiếp theo chợ Hỏa Lựu, chợ Cái Nhum (tức Vị Thanh) ra đời khoảng cuối thập niên đầu thế kỷ XX, sau khi các con kinh nhánh nối từ kinh Xà No đào mở thêm; số người giàu có, điền chủ ngày càng nhiều. Mặt khác, cùng thời điểm đào kinh Xà No, cụm kinh Ngã Bảy, cụm kinh Ngã Năm, Quản lộ - Phụng Hiệp cũng hoàn thành, mở rộng mạng kinh rạch. Từ đó, càng kích thích hoạt động giao thông, giao thương phía bờ Tây Hậu Giang, đến tận vùng Rạch Giá và bán đảo Cà Mau. Giữa đầu thế kỷ XX, trên tuyến kinh Xà No đã có 5 chợ: Vàm Xáng - Nhơn Nghĩa, chợ Một Ngàn, chợ Bảy Ngàn, chợ Cái Nhum và chợ Vàm Xáng Hỏa Lựu. Từ thời điểm bắc cây Cầu Đúc qua sông Cái Tư, lưu lượng xe cộ qua lại nhiều theo trục liên Tỉnh lộ 31 Cần Thơ - Rạch Giá, nên các chợ này càng sung túc.

Những năm Vị Thanh - Hỏa Lựu thuộc vùng giải phóng (1948-1954), chợ vẫn nhóm bình thường, nếu hôm nào địch càn quét, bắn phá thì ngưng mua bán. Khi ta có chủ trương “bao vây kinh tế địch” và thực dân Pháp tiến hành “phong tỏa kinh tế vùng giải phóng”, các chợ Cái Nhum, Hỏa Lựu chỉ còn là “chợ chồm hổm” do thiếu hàng hóa trao đổi. Việc mua bán chủ yếu là hàng “tự sản tự tiêu”.

Điều đáng chú ý, đây là giai đoạn gần như “ngăn sông cấm chợ”, nhưng hoạt động các ghe hàng lén lút vẫn diễn ra. Bởi nếu đi qua được các trạm kiểm soát, thì giới thương hồ sẽ có lợi nhuận cao. Sau khi ta bỏ chủ trương bao vây kinh tế địch, các chợ dần trở lại bình thường.

Xem lại ảnh chợ Cái Nhum, tọa lạc trên bờ rạch Cái Nhum và bờ kinh Xà No, giữa thế kỷ XX cho thấy: Nhà phố san sát với các tiệm buôn, quán xá; có nhà lầu lợp ngói; ngoài lộ có sạp hàng, người mua, kẻ bán khá nhộn nhịp. Đó là không khí chợ, phố đầu thời kỳ hòa bình (1954-1960) tại chợ Vị Thanh.

VỊ THANH

Tags:

相关文章