您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【doi hinh ra san mu】Đảm bảo thu để đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách

Nhà cái uy tín15832人已围观

简介Ước tính đến hết tháng 9, ngân sách nhà nước đã chi 29,1 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch và hỗ tr ...

Ước tính đến hết tháng 9,Đảmbảothuđểđápứngcácnhiệmvụchingânsá<strong>doi hinh ra san mu</strong> ngân sách nhà nước đã chi 29,1 nghìn tỷ đồng

Ước tính đến hết tháng 9, ngân sách nhà nước đã chi 29,1 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Ảnh: TL

Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

PV: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt kinh tế - xã hội. Có ý kiến cho rằng, nên chăng Chính phủ cân nhắc có thể giảm thu ngân sách, ưu tiên tăng chi hơn nữa cho các đối tượng doanh nghiệp để phục hồi tăng trưởng. Ông có nhận xét gì về điều này?

TS. Nguyễn Minh Phong: Trước hết, chúng ta phải nhìn lại cách đặt vấn đề về thu và chi ngân sách. Phải nhìn nhận một cách thẳng thắn với nhau rằng, có thu thì mới có tiền để chi. Vậy nên nếu không đảm bảo các nhiệm vụ thu ngân sách đặt ra trong năm, thì làm sao có tiền để chi cho an ninh quốc phòng, chi thường xuyên, chi cho con người, an sinh xã hội và các nhiệm vụ chi cấp bách, phát sinh không có trong dự toán từ trước như đại dịch Covid-19 xảy ra từ đầu năm 2020 đến nay.

TS. Nguyễn Minh Phong
TS. Nguyễn Minh Phong

Trên thực tế, có ý kiến băn khoăn khi thấy thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong thời gian qua vẫn đảm bảo trong khi dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp khó trụ vững. Nhưng phải nhìn vào các con số để cho thấy những khó khăn mà ngành Tài chính đang phải đối mặt và lý giải nguyên nhân tại sao số thu ngân sách vẫn đảm bảo. Ví như, thu NSNN 9 tháng năm 2021 đến nay đã đạt hơn 80% dự toán, theo Bộ Tài chính đó là do đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020. Một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, duy trì được mức tăng trưởng khả quan (như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...) đã tạo thêm nguồn thu cho NSNN. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn đạt 5,64% chính là cơ sở để nguồn thu ngân sách được đảm bảo.

Tuy nhiên, những khó khăn đã xuất hiện khi thu nội địa giảm dần những tháng gần đây, thu thuế xuất nhập khẩu cũng vậy. Theo dự đoán, những khó khăn, thách thức vẫn ở phía trước và đặc biệt là trong năm 2022 khi độ trễ của chính sách biểu hiện rõ nhất, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế - xã hội trong đó có việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành Tài chính.

Ở khía cạnh khác, nếu nhìn ở góc độ phải hỗ trợ cho nền kinh tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi, thì đúng là rất cần các gói giải pháp ưu đãi về tài khóa, tiền tệ. Chỉ có cách coi doanh nghiệp là trung tâm, hỗ trợ các đối tượng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, có đóng góp cho tăng trưởng, từ đó mới có nguồn thu ngân sách. Chính phủ đã đi đúng hướng khi thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt gần 2 năm qua. Nhưng muốn tăng chi thì cần phải nhìn vào “túi tiền”, phải “liệu cơm gắp mắm”, để vừa đảm bảo hỗ trợ cho nền kinh tế, vừa giữ vững an ninh tài chính quốc gia.

Trong khó khăn, càng phải “liệu cơm gắp mắm”

PV: Một loạt các gói hỗ trợ đã được ban hành vừa qua, nhưng theo ông có cần những gói hỗ trợ “mạnh tay” hơn nữa để giúp doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh như nhiều quốc gia đã thực hiện?

TS. Nguyễn Minh Phong: Như tôi vừa đề cập, đây là 2 mặt của một vấn đề, muốn “mạnh tay” nhưng túi tiền không rủng rỉnh thì liệu có để mà chi hay không. Dự toán ngân sách trong một năm đều đã được Quốc hội quyết định từ trước đó. Các khoản thu và nhiệm vụ chi đều đã được “điểm mặt chỉ tên”, không một khoản chi nào ra khỏi kho bạc nếu không có trong dự toán.

Trong khi đó, nhiều khoản chi cấp bách phát sinh, “không đừng được” như chi phòng, chống dịch Covid-19. Theo thống kê của Bộ Tài chính mới nhất tôi được biết, NSNN đã chi hơn 29 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch, trong số đó có hơn 9 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch. Các địa phương bên cạnh việc gồng mình chống dịch, cũng đã bỏ ra hơn chục nghìn tỷ đồng cho công tác này. Bên cạnh đó, số tiền mua vắc-xin chống dịch cũng là một thách thức, lên đến hơn 25 nghìn tỷ đồng.

Trong bối cảnh đó, Quốc hội, Chính phủ đã quyết định nhiều gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Đó là cái khéo trong điều hành để chúng ta đạt được đa mục tiêu cùng lúc. Cũng có ý kiến so sánh chính sách hỗ trợ của nước ta với các nước trên thế giới, nhưng tôi cho rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng. Một số quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản… hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho các cá nhân, hộ gia đình ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Khó khăn hơn, ở các nước đang phát triển như Indonesia, Lào, Myanmar…, việc hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho người dân cũng còn hạn chế, chưa thực hiện trên quy mô rộng.

Ở Việt Nam, mặc dù điều kiện ngân sách còn khó khăn, cùng với các chính sách hỗ trợ về thuế nói trên, Chính phủ đã có các giải pháp hỗ trợ chi trực tiếp từ NSNN cho người dân theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ... Hay như các gói miễn, giảm, gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất cũng lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ của nước ta đã chú trọng tới bình đẳng, công bằng và người thuộc tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Đối với doanh nghiệp thì các chính sách ưu đãi đã “phủ” hầu hết các đối tượng doanh nghiệp, trong đó đặc biệt ưu đãi với các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh.

Cần tiếp tục căn cơ hơn nữa để có nguồn chi cho chống dịch

PV:Như ông vừa chia sẻ, càng khó khăn thì càng phải “liệu cơm gắp mắm”. Việc hỗ trợ trên diện rộng với nguồn lực tài chính lớn là khó có thể thực hiện, vậy phải làm thế nào để hài hòa được các lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp?

TS. Nguyễn Minh Phong: Nếu là doanh nghiệp, tôi cũng muốn nhận thêm nhiều ưu đãi hơn nữa. Tuy nhiên, tôi rất cảm phục tinh thần khẳng khái, chung tay đồng hành chia sẻ khó khăn với Chính phủ của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua. Nhiều đại diện lãnh đạo doanh nghiệp đã đánh giá cao khi trong bối cảnh khó khăn, dù NSNN đang eo hẹp nhưng Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động bởi Covid-19. Bên cạnh nỗ lực vượt qua đại dịch bằng cách duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động từ thiện, hỗ trợ người dân.

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Quốc hội cũng đã rất trách nhiệm khi quyết định phải cơ cấu lại ngân sách trong bối cảnh dịch bệnh, “chỉ vay trong khả năng trả nợ và chi trong khả năng của nền kinh tế”. Nhiều đại biểu Quốc hội đã thể hiện quan điểm không “vung tay quá trán”, chỉ chi tiêu trong điều kiện chúng ta có.

Gần đây, Chính phủ đã ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19, là gói hỗ trợ lớn, đã bao phủ được nhiều đối tượng doanh nghiệp với tổng thể các giải pháp. Tôi cho rằng, nếu thực hiện hiệu quả nghị quyết này, sẽ hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp. Như vậy, về cơ bản, các chính sách hiện nay đã hài hòa được lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Còn về khía cạnh ngân sách, cần tiếp tục căn cơ hơn nữa chi tiêu, để nếu được, thêm được nguồn chi cho chống dịch, chi cho an sinh xã hội chính là điều người dân và doanh nghiệp mong mỏi. Việc đảm bảo dự toán thu NSNN của năm 2021 sẽ góp phần quan trọng đáp ứng nguồn cho chi tiêu cũng như hỗ trợ tăng trưởng. NSNN không khó khăn, bởi năm nào thu ngân sách cũng vượt dự toán. Vấn đề ở đây là kiểm soát chặt chi tiêu để giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển, có như vậy mới thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Muốn vậy, điều quan trọng đầu tiên là phải siết chặt kỷ luật ngân sách, kỷ cương tài chính; cơ cấu lại nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách. Dù dịch bệnh ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các dự án đầu tư công, song khi có điều kiện cần phải rốt ráo đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn này, bởi vì đây chính là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

PV:Xin cảm ơn ông!

Chính phủ đã đi đúng hướng khi thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt gần 2 năm qua. Nhưng muốn tăng chi thì cần phải nhìn vào “túi tiền”, phải “liệu cơm gắp mắm”, để vừa đảm bảo hỗ trợ cho nền kinh tế, vừa giữ vững an ninh tài chính quốc gia.

Minh Anh (thực hiện)

Tags:

相关文章