【keonhacai com m88】Nhà đầu tư muốn tăng "room" ngoại, NHNN cho rằng phải cẩn trọng dòng vốn đầu cơ
“Ông lớn” ngân hàng muốn được tăng vốn ngay từ đầu năm 2023 Ngân hàng Việt hấp dẫn nhà đầu tư ngoại,roomkeonhacai com m88 nhưng thận trọng nới room Dự kiến nới room ngoại lên 49% cho 2 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc |
Theo đó, phát biểu ý kiến tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) vào ngày 16/10, ông Minh Đỗ, Giám đốc Quốc gia Quỹ đầu tư Warburg Pincus cho hay, Việt Nam luôn là một trong những thị trường quan trọng nhất trong chiến lược đầu tư của Quỹ. Hiện Quỹ đầu tư Warburg Pincus đang đầu tư hơn 2 tỷ USD vào Việt Nam và hy vọng sẽ tiếp tục tăng theo cấp số nhân trong các năm tiếp theo.
Đại diện Quỹ này cũng chia sẻ, Việt Nam cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện các cơ chế, thể chế chính sách để góp phần phát triển nền tài chính toàn diện. Quỹ đầu tư Warburg Pincus sẵn sàng đồng hành với chủ trương của Chính phủ đưa Việt Nam trở thành trung tâm tài chính quốc tế của khu vực.
Tuy nhiên, ông Minh Đỗ kiến nghị, Chính phủ có thể xem xét tháo gỡ vấn đề huy động vốn cho các ngân hàng Việt Nam để duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức cần thiết bằng cách tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu (room) nước ngoài.
Trả lời về vấn đề này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho hay, hiện quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 30% một tổ chức tín dụng trong nước.
Theo Phó Thống đốc, NHNN đang cơ cấu lại tổ chức tín dụng trong nước, ưu tiên nâng sở hữu của nhà đầu tư có thể giúp đỡ ngân hàng nhận chuyển giao các ngân hàng yếu kém. “Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào việc xử lý các ngân hàng yếu kém”, Phó Thống đốc NHNN nêu rõ.
Tuy vậy, dù đánh giá cao chiến lược và vai trò của nhà đầu tư nước ngoài trong phát triển hệ thống ngân hàng, nhưng Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho rằng, để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia đối với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam thì vẫn cần xem xét cẩn trọng các dòng vốn "nóng", hay dòng vốn đơn thuần mang tính đầu cơ tài chính.
Đại diện lãnh đạo NHNN cho rằng cần đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ đối với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Ảnh: Internet |
Trước đó, vào hồi đầu năm 2023, báo cáo liên quan đến vấn đề nới room ngoại cho tổ chức tín dụng, theo NHNN, chỉ nên mở rộng và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức tín dụng yếu kém và tổ chức tín dụng nhận chuyển giao, chưa nên mở rộng ra tất cả tổ chức tín dụng.
Bởi với 27/31 ngân hàng thương mại đã được niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng rút vốn khỏi ngân hàng Việt Nam khi có biến động lớn về kinh tế trong nước hoặc trên thế giới, từ đó gây khó khăn trong công tác quản lý kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động như hiện nay.
Thực tế là khoảng 5 năm trở lại đây, đã có hiện tượng một số ngân hàng nước ngoài (chủ yếu từ châu Âu) dần dần rút vốn đầu tư ra khỏi ngân hàng trong nước, chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hoặc các ngân hàng châu Á đến từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản.
Hơn nữa, theo cơ chế Ratchet tại Hiệp định CPTPP, các nước thành viên không được đảo ngược tiến trình tự do hóa. Điều này có nghĩa là Việt Nam có thể điều chỉnh tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt giới hạn 30% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần và khi điều chỉnh tăng rồi thì không thể điều chỉnh giảm trở lại.
Tại hội nghị, cũng liên quan đến vấn đề ngân hàng - tài chính, bà Lại Minh Thúy, Giám đốc Khối giải pháp tài chính và thương mại, Ngân hàng Citibank cho rằng, Chính phủ và NHNN xem xét các ý kiến đóng góp để Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng tới đây được sửa đổi vừa đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng tập trung hiệu quả, vừa thúc đẩy hoạt động đầu tư của khối đầu tư nước ngoài trong dài hạn tại Việt Nam.
Về thị trường vốn, đại diện Citibank nhận định, việc nâng hạng tín nhiệm lên mức đầu tư và nâng cấp thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi (từ thị trường cận biên) sẽ mang lại nhiều nguồn vốn quốc tế đổ vào Việt Nam. Điều này giúp các nhà đầu tư có một cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế Việt Nam, từ đó thu hút nhiều đầu tư trực tiếp và thương mại.
“Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nên cần thiết xây dựng các quy định về tài trợ cho nhà cung cấp và nhà phân phối. Các quy định này cần hướng tới các tiêu chuẩn toàn cầu để các ngân hàng có thể cho các nhà cung cấp và nhà phân phối vay theo quy trình đơn giản hơn, giảm thiểu các yêu cầu về chứng từ tài liệu”, bà Lại Minh Thúy nêu.
(责任编辑:Thể thao)
- NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- Bắt đầu thanh tra Dự án Tháp SJC TP.Hồ Chí Minh
- Vắng lặng Dự án Khu đô thị Ngôi nhà mới
- Phòng, chống dịch Covid
- Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Bộ Y tế: Việt Nam chưa có bệnh nhân mắc COVID
- Hanco 3 bàn giao Nhà ở thu nhập thấp Sài Đồng
- Hà Nội sẽ xây dựng Khu tổ hợp Sơn Hà diện tích hơn 9ha
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- Sắp cất nóc HP Landmark Tower
- CEO Group cất nóc Dự án Bamboo Garden
- Bộ Y tế khuyến cáo người dân cảnh giác với tin giả về COVID
- Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- Hơn 50 căn hộ Thăng Long Number One được mua trong đợt mở bán lần 3
- Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- Hòa Lạc sẽ có 60 vạn dân vào năm 2030
- Công bố tòa Bắc, chung cư Gamuda lại hút khách
- Liên hợp quốc đề nghị chuẩn bị kế hoạch thời chiến để chống COVID
- Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- Khánh thành tổ hợp Hà Nội