CNN chỉ ra 4 cách thế giới thay đổi khi chiến sự ở Ukraine bước sang ngày thứ 12. | Một phụ nữ bước qua hình ảnh tưởng niệm những người thiệt mạng trong giao tranh ở Sievierodonetsk,ếgiớithayđổirasaovìchiếnsựu19 chau au Luhansk, miền đông Ukraine, ngày 23/2/ 2022. Ảnh: AP |
Trật tự thế giới Cuộc chiến của Nga ở Ukraine ghi dấu một trong những thay đổi quan trọng nhất về trật tự địa chính trị thế giới kế từ vụ khủng bố 11/9/2001. Trong những năm sau loạt sự kiện đẫm máu nhằm vào Mỹ, giới lãnh đạo phương Tây chủ yếu tập trung chú ý và hành động nhằm vào chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, cụ thể là mạng lưới al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nước Nga dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Vladimir Putin trở thành một đối tác lớn trên toàn cầu trong thập niên 2010. Quốc gia này đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến chống IS, là nguồn cung năng lượng chính của thế giới và tham gia tích cực vào các thỏa thuận quốc tế lớn, chẳng hạn như thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Tuy nhiên, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine hiện nay vấp phải sự phản đối từ nhiều quốc gia trên thế giới, khiến Moscow hứng chịu một loạt đòn trừng phạt gay gắt. Nền kinh tế Nga chịu ảnh hưởng nặng nề, đồng Rúp giảm giá mạnh và nhiều tổ chức tài chính của nước này chao đảo. Cá nhân Tổng thống Putin cùng nhiều quan chức cấp cao khác của Nga cũng nằm trong danh sách bị trừng phạt. Trong Thông điệp Liên bang hôm 1/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden thậm chí cho rằng ông Putin "đang bị cô lập với thế giới hơn bao giờ hết". Châu Âu đoàn kết hơn Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine khiến Liên minh châu Âu (EU) đưa ra những quyết định về an ninh mà chỉ vài tuần trước vẫn là điều không tưởng. Trong khi giữ vai trò kinh tế quyền lực nhất thế giới nhiều năm liền, EU lại không thể biến lợi thế này thành sức mạnh tương đương về địa chính trị. Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày qua, tư duy về quốc phòng, an ninh và đối ngoại của khối gồm 27 nước thành viên này đã thay đổi. EU bắt đầu sử dụng sức mạnh kinh tế vào các mục đích địa chính trị, trừng phạt Nga bằng các biện pháp cấm vận mạnh chưa từng có. Lần đầu tiên, liên minh cung cấp tài chính để mua vũ khí cho Ukraine. Sau nhiều thập niên không thích cách tiếp cận quân sự hóa trong chính sách đối ngoại, Đức đã tham gia trang bị vũ khí cho Ukraine và tăng chi tiêu quân sự. "Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã xua tan ảo tưởng rằng an ninh và ổn định ở châu Âu là miễn phí", một nhà ngoại giao cấp cao châu Âu nói với CNN tuần này. "Khi không có mối đe dọa thực sự, địa chính trị dường như xa vời. Giờ đây đang có một cuộc chiến tranh ở biên giới của chúng tôi. Giờ đây chúng tôi biết mình phải hành động cùng nhau". Khủng hoảng tị nạn Trong 7 ngày đầu chiến sự, khoảng 1 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn – một trong những dòng di cư lớn nhất và nhanh nhất trong thời gian gần đây. Nếu đem so sánh thì ở đỉnh điểm di cư khỏi Syria hồi năm 2013 mới có 1 triệu người. | Chiến dịch quân sự của Nga đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người dân Ukraine. Ảnh: AP |
Thế nhưng, những gì xảy ra ở Ukraine vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất, và nếu bom đạn vẫn rơi ở Ukraine, châu Âu có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng tị nạn chưa từng có tiền lệ. "Tôi đã làm việc trong nhiều trường hợp khẩn cấp về người tị nạn gần 40 năm, nhưng hiếm khi tôi thấy một cuộc di cư nhanh như lần này", Filippo Grandi, Cao ủy phụ trách người tị nạn của Liên Hợp Quốc, nói. Tương lai của những người tị nạn hiện vẫn chưa rõ ra sao. Nếu chính phủ ở Kiev sụp đổ, những người này liệu có muốn quay về nước? Và điều gì xảy ra nếu họ không còn nhà để trở về sau chiến sự? Thực phẩm và nhiên liệu Giá xăng dầu ở Mỹ đã tăng mạnh nhất kể từ sau trận bão Katrina năm 2005. Các chuyên gia lo ngại, giá thực phẩm có thể tăng đột biến sau khi đã tăng "mạnh" vào năm ngoái. Và Moody's cảnh báo các chuỗi cung ứng toàn cầu - vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 - có thể bị xoáy sâu hơn vào hỗn loạn. Hôm 4/3, chứng khoán sụt giảm trên toàn cầu, nhất là ở châu Âu. Và, chiến sự ở Ukraine đã gây ra những tổn thất lớn không chỉ về con người mà cả về kinh tế, đặc biệt là năng lượng. Trong nhiều năm qua, EU xác định sẽ phải loại bỏ sự phụ thuộc vào năng lượng Nga nhưng Moscow vẫn là nhà cung cấp dầu lửa và khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu. Lục địa già có thể tồn tại nếu Nga cắt nguồn cung nhưng cái giá sẽ không hề rẻ. Xung đột cũng tác động lớn đến bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Chỉ riêng ở Ukraine, 3-5 triệu người đang cần sự hỗ trợ lương thực ngay lập tức, theo Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực thế giới (WFP) David Beasley. Nhưng Ukraine và Nga đều thuộc danh sách những nước sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới. Cộng lại, hai quốc gia này chiếm tới 23% lượng xuất khẩu toàn cầu, theo S&P Global. "Lo ngại về xung đột giữa Nga và Ukraine đang tác động mạnh đến giá cả", CNN dẫn lời Julien Barnes-Dacey, Giám đốc Chương trình Trung Đông và Bắc Phi thuộc Hội đồng Đối ngoại châu Âu phản ánh. Mặc dù Ukraine được mệnh danh là giỏ bánh mì của châu Âu, lo ngại lại chủ yếu nằm ở Trung Đông – đối tác thu mua lúa mì lớn thứ 3 của Kiev trong năm 2020-2021, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Đích đến của hơn 40% lượng lúa mì xuất khẩu gần đây của nước này là Trung Đông hoặc châu Phi. >>> Cập nhật chiến sự tại Ukraine hiện nay trên VietNamNet Thanh Hảo Mỹ 'bật đèn xanh' cho các nước NATO đưa chiến cơ đến UkraineNgoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đã 'bật đèn xanh' để các nước thành viên NATO cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. |