当前位置: 当前位置:首页 > La liga > 【vua phá lưới la liga 2023】Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư 正文

【vua phá lưới la liga 2023】Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư

2025-01-10 16:15:24 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:752次

VHO - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7,ầnthiếtđiềuchỉnhchủtrươngđầutưvua phá lưới la liga 2023 sáng 22.5, Quốc hội nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Tờ trình về báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư - ảnh 1
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

Trình bày Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư. Về căn cứ, cơ sở điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nêu rõ, căn cứ vào các chủ trương của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc cùng các Nghị quyết của Quốc hội có liên quan. Căn cứ Nghị quyết số 100/2023/QH15 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, tại mục 2.2 đối với lĩnh vực công tác dân tộc, Quốc hội giao Chính phủ: “Trong năm 2023, nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh lãng phí, tiêu cực”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan chủ trì Chương trình phối hợp với các bộ ngành, địa phương rà soát hoàn thiện Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật.

Chương trình được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia mới, gồm nhiều dự án, tiểu dự án thành phần với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, cơ quan Trung ương cùng tham gia chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các Bộ, ngành và các địa phương.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình, cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư Chương trình.

Theo đó, về quy định nguồn vốn của Chương trình, theo điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”. Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, nguồn vốn của Chương trình được bố trí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho Chương trình trong những năm qua gồm cả nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn sự nghiệp, đã được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao nguồn vốn hàng năm. Do vậy chưa đảm bảo thống nhất giữa chủ trương đầu tư với các nghị quyết phân bổ vốn của Quốc hội và quyết định phân phổ vốn hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, về xác định đối tượng, địa bàn thực hiện đầu tư của một số dự án thuộc Chương trình gồm dự án 4, dự án 5, dự án 6, dự án 7. Tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình quy định đối tượng Chương trình theo quy định của Nghị quyết số 88/2019/QH14 gồm: “Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, trong thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình, theo báo cáo đề xuất của các tỉnh và một số bộ ngành, chủ các chương trình và dự án thành phần liên quan, có 10 một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực dân tộc, 101 cơ sở giáo dục gồm các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và cấp tỉnh, 3 cơ sở y tế tuyến huyện đang phục vụ trực tiếp cho 42 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, dự kiến có 72 di tích lịch sử quốc gia được đề nghị tu bổ và tôn tạo….

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư - ảnh 2
Quốc hội nghe trình bày các tờ trình, báo cáo về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

Tuy nhiên, các cơ sở nêu trên không nằm trong các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò rất quan trọng, trực tiếp tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình như: phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số… Đồng thời phục vụ cho các đối tượng chính thụ hưởng là người dân tộc thiểu số và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng thụ hưởng được quy định tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội.

Qua rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, các cơ sở nêu trên còn thiếu thốn, cần sự đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, do đó gặp khó khăn trong xác định các danh mục đầu tư, lập thẩm định kế hoạch vốn, bố trí vốn và thanh quyết toán trong quá trình thực hiện Chương trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng nêu trên với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh chủ trương không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương.

Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, Hội đồng Dân tộc nhận thấy Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã nghiêm túc, khẩn trương tiếp thu đầy đủ nội dung Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội.

Đồng thời làm rõ sự cần thiết cần phải điều chỉnh chủ trương đầu tư; bổ sung chi tiết về danh mục đầu tư, vốn đầu tư, thực trạng hoạt động của các đơn vị được đầu tư nằm ngoài vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành nhưng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; bổ sung về tính khả thi, khả năng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình đến năm 2025; bổ sung báo cáo về thực trạng thực hiện các dự án, tiểu dự án về giải quyết những vấn đề bức xúc ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như nhà ở, đất ở, đất sản xuất… Đây là những thông tin, cơ sở rất quan trọng để các đại biểu Quốc hội thảo luận, quyết định.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, một số ý kiến nhất trí với đề xuất của Chính phủ cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết, bảo đảm tính rõ ràng, đầy đủ về nguồn vốn thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện trên thực tiễn.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư - ảnh 3

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế qua giám sát, không có vướng mắc trong quá trình thực hiện và các Nghị quyết của Quốc hội đã giao, ghi rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý. Nội dung đề nghị này sẽ được điều chỉnh cụ thể cho giai đoạn sau (2026-2030) trên cơ sở xem xét báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ vào cuối năm 2025.

Cũng có ý kiến cho rằng, Chính phủ cân nhắc về sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư trong bối cảnh thời gian thực hiện Chương trình chỉ còn hơn 1 năm. Trong khi đó theo thẩm quyền, Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh vốn đã bố trí cho các đối tượng này sang thực hiện cho các đối tượng khác ở vùng khó khăn hơn, nhất là địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, vùng cao, biên giới; các xã mới hoàn thành Chương trình nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số; các trường phổ thông bán trú… và điều chỉnh, bổ sung các quyết định liên quan đến phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho phù hợp sẽ giải quyết cơ bản các vướng mắc này.

Hội đồng Dân tộc kiến nghị với Quốc hội thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giao Chính phủ chỉ đạo rà soát và quyết định ban hành danh mục đầu tư cụ thể về: các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc; các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; các trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến huyện; các di tích, dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, nằm trong và ngoài danh mục địa bàn xã, thôn (bản) vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, ưu tiên địa bàn vùng khó khăn.

Kiến nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi các văn bản theo thẩm quyền. Trong đó ưu tiên việc phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi và Quyết định về phê duyệt Chương trình bảo đảm mục tiêu, nguyên tắc đã được Quốc hội giao tại Nghị quyết 120/2020/QH14; chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai đầy đủ kiến nghị được nêu trong Báo cáo số 550/BC-ĐGS ngày 21.10.2023 của Đoàn Giám sát và Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29.11.2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề đối với các chương trình mục tiêu quốc gia.

作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜