Ông Vương Đức Hinh - Phó Văn phòng thường trực Cải cách hành chính,ủtụcNôngnghiệpsẽkếtnốiCơchếmộtcửaquốcgiatrongnătỷ lệ kèo c2 Bộ NN&PTNN đã cho biết như vậy, trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN xung quanh vấn đề nêu trên.
* Đến thời điểm này, Bộ NNPTNN đã kết nối được 9 thủ tục/34 thủ tục của 9 bộ, ngành đã tham gia kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia. Với số lượng thủ tục vào loại cao nhất trong số các bộ, ngành, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm đạt được kết quả này?
- Ông Vương Đức Hinh:Bộ NN&PTNN đã chính thức tham gia kết nối Cơ chế một cửa quốc gia từ tháng 6/2015 đến nay. Quá trình triển khai, Bộ NN&PTNN lựa chọn 9 thủ tục hành chính, thuộc thẩm quyền của 7 đơn vị thuộc và trực thuộc (5 cục và 2 tổng cục).
|
Để đạt được kết quả nêu trên, trong quá trình thực hiện, Bộ NN&PTNN đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị thực thuộc tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức thuộc các cục, tổng cục và DN hoạt động trong lĩnh vực XNK các mặt hàng nông nghiệp.
Đồng thời, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ hợp tác của các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, trong việc triển khai kết nối kỹ thuật với Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Tính đến tháng 6/2016, các đơn vị trực thuộc bộ đã tiếp nhận qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tổng số 12.940 hồ sơ; xử lý, giải quyết và cấp phép/giấy chứng nhận điện tử 12.493 hồ sơ; đang tiếp tục xử lý 447 hồ sơ.
Trong đó, lĩnh vực chăn nuôi tiếp nhận, xử lý tới 10.147 hồ sơ, đã cấp phép điện tử 9.977 hồ sơ; lĩnh vực bảo vệ thực vật tiếp nhận, xử lý 1.861 hồ sơ, cấp phép 1.765 hồ sơ.
* Theo thống kê, trong lĩnh vực thú y, trồng trọt, lâm nghiệp số lượng hồ sơ tiếp nhận và xử lý ước tính mới có hơn 800 bộ, thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực trên. Theo ông nguyên nhân hạn chế ở đâu?
- Ông Vương Đức Hinh:Trong giai đoạn vừa qua, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNN mới chỉ chọn lựa phổ biến triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đến một số đối tượng DN, do đây là hoạt động mới, đang trong thời gian thí điểm.
Để triển khai sâu rộng hoạt động này cần có thời gian đầu tư cơ sở vật chất công nghệ thông tin và đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức cũng như DN tham gia. Đặc biệt là tâm lý của nhiều đơn vị triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và DN vẫn muốn duy trì phương thức thủ công.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai nhiều đơn vị cũng gặp các lỗi kỹ thuật do hệ thống mạng; hạn mức dung lượng tiếp nhận tài liệu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia ở mức thấp chưa đáp ứng được yêu cẩu truyền tải thông tin hồ sơ của DN.
Hiện nay, về cơ bản, Bộ NN&PTNN đã được Chính phủ cấp kinh phí cho dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia với tổng kinh phí hơn 17,3 tỷ đồng. Bộ NNPTNN cũng đã triển khai tuần tự các hạng mục theo quy định của Nhà nước.
* Để tiếp tục thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia trong ngành Nông nghiệp được đồng đều và đạt hiệu quả hơn nữa, Bộ NN&PTNN sẽ thực hiện lộ trình như thế nào trong thời gian tới, thưa ông?
- Ông Vương Đức Hinh:Trong giai đoạn 2016- 2020, Bộ NN&PTNN đặt mục tiêu triển khai thực hiện khoảng 30 thủ tục.
Trong năm 2016, Bộ NN&PTNN đặt mục tiêu thực hiện kết nối tổng số 13 thủ tục hành chính (tăng thêm 4 thủ tục nữa) với cổng thông tin một cửa quốc gia. Cụ thể đến cuối năm các thủ tục được kết nối bao gồm: Cục Chăn nuôi kết nối 2 thủ tục, Cục Trồng trọt 1 thủ tục, Cục Thú y 6 thủ tục, Cục Bảo vệ thực vật 3 thủ tục, Tổng cục Thủy sản 1 thủ tục.
Đối với một số lĩnh vực thú y, trồng trọt, lâm nghiệp có số lượng tiếp nhận và hồ sơ xử lý còn hạn chế, trong tháng 5 và 6/2016, Bộ NN&PTNN đã tiến hành mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia tới các trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4, 5, 6 (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản).
Đồng thời, bộ đã chính thức kết nối hệ thống và tiếp nhận xử lý giải quyết hồ sơ đối với 2 quy trình cấp chứng thư cho lô hàng sản xuất tại cơ sở trong và ngoài danh sách ưu tiên. Cục Thú y đã mở rộng triển khai tại Cơ quan thú y vùng 6. Việc mở rộng kết nối này chắc chắn sẽ góp phần nâng số lượng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết thủ tục cho DN trong thời gian tới.
Trong những tháng cuối năm 2016, Bộ NN&PTNN tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xây dựng, hoàn thiện quyết định của Thủ tướng thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển.
Đồng thời, phối hợp với Tổng cục Hải quan, Viettel hoàn thiện, hiệu chỉnh các chức năng phần mềm đối với 9 thủ tục hành chính đang thực hiện thí điểm... sớm thực hiện không tiếp nhận hồ sơ giấy xin cấp phép tại các đơn vị để thực hiện thủ tục cấp phép điện tử.
* Xin cảm ơn ông!
Hải Anh