Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu rà soát thép không gỉ sang Hàn Quốc Hàn Quốc khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội từ Việt Nam Nguy cơ Ấn Độ áp thuế bổ sung đối với thép Trung Quốc |
Một số sản phẩm thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ nhập vào Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá. |
Theo đó, các sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được phân loại theo các mã HS là 7208.25.00, 7208.26.00, 7208.27.19, 7208.27.99, 7208.36.00, 7208.37.00, 7208.38.00, 7208.39.20, 7208.39.40, 7208.39.90, 7208.51.00, 7208.52.00, 7208.53.00, 7208.54.90, 7208.90.90, 7211.14.15, 7211.14.16, 7211.14.19, 7211.19.13, 7211.19.19, 7211.90.12, 7211.90.19, 7224.30.90, 7225.99.90, 7226.91.10, 7226.91.90, 7226.99.19, 7226.99.99 (mã vụ việc AD20).
Việc điều tra sẽ thực hiện theo quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày ký là 26/7/2024.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, quyết định điều tra dựa trên hồ sơ yêu cầu do các công ty sản xuất trong nước nộp theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương cáo buộc các nhà sản xuất thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc đang bán phá giá sản phẩm này sang Việt Nam, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu, cơ quan điều tra (Cục Phòng vệ thương mại) đã tiến hành xem xét, đề nghị bên yêu cầu bổ sung thông tin, làm rõ một số nội dung cáo buộc trong hồ sơ và tiến hành thẩm định theo quy định.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ yêu cầu, cơ quan điều tra đã tiến hành lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Bên cạnh thông tin do các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp, cơ quan điều tra nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp sản xuất thép mạ và ống thép đang sử dụng thép cán nóng làm nguyên liệu. Đối với các ý kiến này, cơ quan điều tra sẽ xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng trong quá trình điều tra vụ việc trên cơ sở các dữ liệu được cơ quan điều tra thu thập và xác minh và sẽ được phản ánh trong kết luận điều tra.
Căn cứ quyết định điều tra, thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá hành vi bán phá giá là từ 1/7/2023 đến 30/6/2024, thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước là 3 năm, từ 1/7/2021 đến 30/6/2024.
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, sau khi khởi xướng điều tra, cơ quan điều tra sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá: mức độ bán phá giá; thiệt hại của ngành sản xuất thép cán nóng trong nước; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Cơ quan điều tra cũng khuyến khích các bên liên quan hợp tác cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của cơ quan điều tra để bảo đảm quyền lợi của mình.
Cơ quan điều tra sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc, đồng thời, tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.
Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, việc điều tra sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng kể từ khi có quyết định điều tra. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian này có thể được gia hạn nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, nhập khẩu nhóm hàng sắt thép các loại và sản phẩm đạt 9 tỷ USD, tăng 25,2%, tương ứng tăng 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sắt thép các loại tăng 1,21 tỷ USD và sản phẩm từ sắt thép tăng 603 triệu USD.
Đáng chú ý, nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm từ thị trường Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao 52,6% (tương ứng tăng gần 2 tỷ USD) và đạt 5,79 tỷ USD. Tính chung nhập từ thị trường này đã chiếm 64% trị giá nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm của cả nước.