当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ban xep hang uc】Khách du lịch ngại trở lại Nhật: 'Chúng tôi không muốn bị kiểm soát như trẻ con'

【ban xep hang uc】Khách du lịch ngại trở lại Nhật: 'Chúng tôi không muốn bị kiểm soát như trẻ con'

2025-01-26 02:54:40 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

Nếu như mùa du lịch hè năm nay ở châu Âu nổi lên với những vấn đề tình trạng quá tải tại các điểm đến và sân bay cũng như những đợt nắng nóng kỷ lục thì châu Á,áchdulịchngạitrởlạiNhậtChúngtôikhôngmuốnbịkiểmsoátnhưtrẻban xep hang uc nơi nhiều quốc gia đang dần mở cửa lại du lịch, lại phải đối mặt với sự "đìu hiu".

Đặc biệt ở Nhật Bản, quốc gia quyết định mở cửa vào tháng 6 năm 2022, đúng vào mùa du lịch cao điểm. Nhưng theo dữ liệu từ Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản, từ ngày 10/6 đến ngày 10/7, đất nước Mặt trời mọc chỉ đón khoảng 1.500 du khách nước ngoài, thấp hơn 95% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch bùng phát.

Vậy điều gì gây ra sự chênh lệch về số lượng du khách ở hai châu lục? Và tại sao vẫn còn quá ít du khách trở lại đất nước từng là điểm đến hàng đầu châu Á trước đây?

Yêu cầu về số lượng du khách

Mặc dù đã mở cửa trở lại nhưng Nhật Bản hiện chỉ cho phép khách du lịch đi theo nhóm và có tổ chức mà không phải theo hình thức cá nhân. Điều này trở thành hạn chế cho phần nhiều du khách phương Tây, họ thường thích trải nghiệm du lịch tự phát và không muốn tuân theo hành trình nghiêm ngặt.

Lượng du khách đến Nhật Bản sụt giảm sau đại dịch. Ảnh: Japan Times

Melissa Musiker, một chuyên gia quan hệ công chúng ở New York, người từng thường xuyên đến Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi không muốn bị kiểm soát như trẻ con".

Musiker và chồng đã đến Tokyo "khoảng sáu lần". Cặp đôi đã lên kế hoạch trở lại vào năm nay khi họ nghe tin Nhật Bản mở cửa du lịch, nhưng đã thất vọng vì những hạn chế và từ bỏ kế hoạch này. Thay vào đó, họ quyết định chọn một điểm đến mới và đến Hàn Quốc để nghỉ dưỡng.

"Chúng tôi không muốn cách ly. Đó là một yếu tố rất lớn ảnh hưởng tới quyết định không tới Nhật Bản của hai vợ chồng. Chúng tôi chỉ thích lang thang mua sắm và thưởng thức những món sushi thượng hạng", Melissa cho biết.

Chính sách không cởi mở 

Chính sách không cởi mở của Nhật Bản không chỉ áp dụng cho việc xét duyệt thị thực mà còn có những yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt khi khách đến nơi. Ngoài ra, du khách cũng bắt buộc phải đeo khẩu trang tại các điểm du lịch. Dù là những tour du lịch theo nhóm đắt đỏ nhưng Nhật Bản yêu cầu kiểm dịch khi đến nơi, khiến việc thu hút du khách càng khó khăn hơn.

Katie Tam là người đồng sáng lập Arry, một nền tảng đăng ký giúp du khách đến Nhật Bản ghi nhận đặt chỗ tại một số nhà hàng được yêu cầu nhiều nhất ở Tokyo, như Sukiyabashi Jiro. 

Trước đại dịch, nhiều người dùng của Arry là du khách châu Á - sống ở Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc hoặc Singapore - đến thăm Nhật Bản nhiều lần trong năm hoặc chọn đây là điểm đến cho một kỳ nghỉ cuối tuần dài tự phát. Tuy nhiên, kể từ năm 2020, công ty đã phải tạm ngừng hoạt động.

"Chúng tôi không biết rằng sẽ mất nhiều thời gian như vậy. Mọi thứ thực sự rất khó khăn", cô chia sẻ.

Katie cho biết, một số thành viên bắt đầu liên lạc lại với Arry về việc đặt phòng là những người đã có thể xin được thị thực đi công tác Nhật Bản. Hiện tại, đây là cách duy nhất để những người không phải là công dân đến Nhật với tư cách khách lẻ và một số du khách đang tận dụng lợi thế vắng vẻ hiện nay để đặt được chỗ trong các nhà hàng mà trước đây họ không thể đặt.

Khung cảnh vắng lặng ở cố đô Kyoto. Ảnh: CNN

Tuy nhiên, có một tin tốt. Bất chấp những thách thức, nhiều quán ăn ngon nhất của Nhật Bản vẫn hoạt động tốt trong bối cảnh đại dịch.

Katie nói: “Rất nhiều nhà hàng mà chúng tôi hợp tác có cơ sở khách hàng là người địa phương. Về mặt tích cực, điều đó có nghĩa là những địa điểm nổi tiếng này sẽ vẫn hoạt động kinh doanh tốt bất cứ tình hình du khách nước ngoài có như thế nào".

Theo Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh, hai thị trường lớn nhất của du lịch Nhật Bản hiện nay là Thái Lan và Hàn Quốc. Nhưng "lớn nhất" ở đây chỉ ở mức tương đối. Kể từ tháng 6, Nhật Bản đón khoảng 400 du khách từ Thái Lan và Hàn Quốc, chỉ có 150 khách đến từ Mỹ.

Du khách Trung Quốc

Năm 2019, thị trường du lịch lớn nhất của Nhật Bản là nước láng giềng Trung Quốc, với 9,25 triệu lượt khách đến thăm.

Tuy nhiên, giờ đây, Trung Quốc về cơ bản vẫn đóng cửa với phần còn lại của thế giới. Quốc gia này vẫn đang áp dụng các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt dành cho người dân cũng như người nước ngoài, khiến ngành du lịch rơi vào bế tắc.

Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc thiếu bóng du khách Trung Quốc. Các điểm đến phổ biến đối với khách du lịch Trung Quốc như Australia, Thái Lan, Singapore và Hàn Quốc đều bị mất nguồn doanh thu lớn này.

Hiroyuki Ami, người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của Tokyo Skytree, nói rằng phải đến ngày 27/6, mới có nhóm khách du lịch quốc tế đầu tiên đến đài quan sát. 

"Trước Covid, số lượng lớn nhất (khách nước ngoài) đến từ Trung Quốc, nhưng đã rất lâu rồi tôi không thấy họ", Ami nhấn mạnh.

Anh cũng xác nhận rằng hầu hết khách đến Skytree trong sáu tuần qua là người Nhật Bản, đi du lịch vào kỳ nghỉ hè của họ. 

"Việc chính phủ mở cửa không có nghĩa là chúng tôi có thêm nhiều khách du lịch người nước ngoài", anh nói thêm.

Đỗ An(Theo CNN)

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读