【rennes vs lens】Viết tiếp về chiến công của các nữ anh hùng

时间:2025-01-25 11:31:22来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Báo Cà MauGần 50 năm trước, sau Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, ta và địch đều có sự tổn thất lớn. Vùng giải phóng của ta bị thu hẹp. Ðịch còn mạnh nên liên tục tổ chức tấn công. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ Cà Mau sáng suốt phát động trong toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân xác định giữ vững tư tưởng tiến công, bám đất, bám dân, giành đất, giành dân tiến tới giành chiến thắng. Tại thị xã Cà Mau, Ðội Biệt động được thành lập. Ðội gồm những chiến sĩ dũng cảm, hoạt động bí mật, thầm lặng, tìm nắm thông tin về hoạt động của địch, đánh địch bằng những trận bất ngờ nhất, hiệu quả cao nhất.

Gần 50 năm trước, sau Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, ta và địch đều có sự tổn thất lớn. Vùng giải phóng của ta bị thu hẹp. Ðịch còn mạnh nên liên tục tổ chức tấn công. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ Cà Mau sáng suốt phát động trong toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân xác định giữ vững tư tưởng tiến công, bám đất, bám dân, giành đất, giành dân tiến tới giành chiến thắng. Tại thị xã Cà Mau, Ðội Biệt động được thành lập. Ðội gồm những chiến sĩ dũng cảm, hoạt động bí mật, thầm lặng, tìm nắm thông tin về hoạt động của địch, đánh địch bằng những trận bất ngờ nhất, hiệu quả cao nhất.

Lịch sử quê hương Cà Mau và lịch sử cách mạng Việt Nam đã ghi lại những chiến công chói lọi của Ðội Biệt động Cà Mau, đặc biệt là trận đánh ngày 3/4/1970 vào Ty Cảnh sát An Xuyên của chị Hồ Thị Kỷ, Huỳnh Thị Kim Liên và cháu Hồ Thuý Nghiêm (con thứ 9 của chị Liên). Cả 3 người đều đã hy sinh anh dũng, đã hoá thân vào quê hương Cà Mau thân yêu. Một trận càn của địch bị bẻ gãy ngay từ nơi xuất phát, 27 tên, trong đó có 1 sĩ quan cố vấn Mỹ bị tiêu diệt, 3 xe quân sự và bốt gác của địch bị phá sập. Kẻ thù kinh hồn bạt vía.

Hiện trường sau chiến công oanh liệt của Anh hùng Hồ Thị Kỷ tại thị xã Cà Mau.   Ảnh tư liệu

Người trực tiếp chỉ huy trận đánh là Ðội trưởng Ðội Biệt động Tạ Minh Nghiệp (Tư Bình), người chứng kiến những ngày luyện tập của các chị là chị Hồ Thị Sao, em gái của chị Hồ Thị Kỷ, (hiện đang sinh sống tại phường 7, TP Cà Mau), kể lại: "Trận đánh được chuẩn bị hết sức tỉ mỉ. Ðội Biệt động nắm được kế hoạch hành quân của lực lượng cảnh sát, phối hợp với lực lượng của quân đội nguỵ, Ðội lập phương án và lựa chọn các chiến sĩ vào các vị trí đánh địch. Ðể trận đánh chắc thắng, đội tổ chức 2 mũi tấn công, mũi chính là mũi của chị Hồ Thị Kỷ, Huỳnh Thị Kim Liên và Hồ Thuý Nghiêm, đánh từ phía phải (nhìn từ ngoài vào); mũi thứ hai do Tư Tâm, Tư Hoa ( chị ruột của Hồ Thị Kỷ) đi từ phía Rạch Rập, đặt mìn từ phía Chùa Bà đánh qua".

Những ngày chuẩn bị đánh, phải mang giỏ mìn nặng hàng chục ký, cộng với trái cây phủ lên nghi trang, cho nên chị Kỷ đã phải tập xách để nếu nhìn  thì không thấy việc xách chiếc giỏ nặng. Ðịa điểm tập là ở vườn sau nhà Bí thư Chi bộ ấp Cây Khô Châu Văn Trương.

Phương án đánh chính là chị Liên (tổ trưởng) bồng con nhỏ Hồ Thuý Nghiêm cùng đi với chị Kỷ, nếu địch có hỏi thì nói là đi chợ rồi ghé thăm người nhà làm tại Ty Cảnh sát, sau khi đặt giỏ “trái cây” đã hẹn giờ vào vị trí thì trở ra.   

Nhưng vào trận thì tình huống cụ thể đã phát sinh ngoài dự kiến. Khi đến cổng Ty Cảnh sát thì địch đã lên xe, xe đã nổ máy chuẩn bị hành quân. Chị Liên và chị Kỷ đưa mắt cho nhau, như thống nhất hành động. Nhanh như cắt, chị Kỷ điểm hoả quả mìn trong giỏ đệm, một tay đu lên cửa chiếc xe chở đầy lính. Quả mìn hàng chục ký phát nổ. Chị đã hy sinh anh dũng, thi thể của chị chỉ còn lại một chút phần chân. Chị Liên và cháu Nghiêm cũng hy sinh tại chỗ, cách chiếc xe vài mét…

Tháng 10/1972, Nhà thơ Nguyễn Hải Tùng đã viết về tấm gương hy sinh của chị Hồ Thị Kỷ với những dòng thơ âm vang mãi cho các thế hệ mai sau:

“Từ trái tim em bừng tiếng nổ

Cuối trời Tổ quốc lửa dâng cao

Từ trái tim em nung thép đỏ

Chảy vào mạch sống vạn đời sau!”

Sinh ra trong một gia đình cách mạng, chị Hồ Thị Kỷ là em chồng của chị Huỳnh Thị Kim Liên. Chị Liên có chồng là Hồ Minh Tâm, Bí thư Chi bộ nhiều nhiệm kỳ ở ấp Cây Khô. Chị Liên là cô giáo được điều về Cây Khô dạy học và đã đóng góp một phần lớn trong việc đưa cả nhà hoạt động cách mạng. Gia đình chị Kỷ có 7 anh chị em, 3 trai, 4 gái thì có tới 4 liệt sĩ, nếu tính cả chị Liên. Anh Hai Hồ Văn Nhiên, Ấp đội trưởng, hy sinh, (nhưng chưa được công nhận là liệt sĩ); anh Hồ Văn Cúc hy sinh năm 1972; chị Hồ Thị Hoa, chiến sĩ Ðội Biệt động Cà Mau; chị Hồ Thị Ngân, Hồ Thị Kỷ và em chị Kỷ là Hồ Thị Sao (Út Sao) đều là chiến sĩ biệt động. Chị Sao, sau đó bị bắt trong một trận càn, bị đánh đập, tù đày ...

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ấp Cây Khô, sát nách thị xã Cà Mau, là căn cứ, là vùng lõm của cách mạng. Ở đây có người Hoa, người Khmer, người Kinh, các thành phần dân tộc đoàn kết, gắn bó, đùm bọc lẫn nhau, che chở cho cách mạng. Ðịch nhiều lần càn quét, bắt bớ, nhưng chưa lần nào chúng khuất phục được lòng dân của cái ấp nhỏ bé này. Mỗi lần chúng vào đây đều phải trả giá bằng những cái đầu đầy máu trở về.

Trong gia đình có 2 người anh hùng cùng hy sinh trong 1 trận đánh: Hồ Thị Kỷ và Huỳnh Thị Kim Liên. Sau trận đánh, thi hài chị Liên và cháu Nghiêm được đưa vào bệnh viện (nay là Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau). Sau đó, anh ruột của chị là ông Huỳnh Văn Lời nhận về khâm liệm và an táng tại nghĩa trang (khu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày nay). Phần còn lại của thi hài chị Kỷ được đồng đội sau này bí mật đem về an táng.

Sau giải phóng, hài cốt của chị Hồ Thị Kỷ được đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Minh Hải (nay thuộc địa phận huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu). Hài cốt của chị Liên được đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã Cà Mau (nay là Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau). Chị Liên còn có một tên nữa là Huỳnh Thị Tiến. Giấy Khai tử do Uỷ viên Hộ tịch Nguyễn Văn Nam ký ngày 6/4/1970, ghi ngày chết của chị và cháu Nghiêm ngày 3/4/1970.

Sau tiếng nổ long trời  tại Ty Cảnh sát An Xuyên sáng ngày 3/4/1970, buổi chiều, ông Huỳnh Văn Lời - anh ruột của chị Huỳnh Thị Kim Liên, đã nhận thi thể của chị Liên và cháu Hồ Thuý Nghiêm đưa về nhà (nhà ông ở trước cổng Trường Tiểu học Quang Trung, số nhà 231, Quang Trung, phường 5, TP Cà Mau ngày nay). Ðây là cơ sở bí mật của cách mạng trong kháng chiến. Ngôi nhà giản dị, đơn sơ quay lưng xuống sông. Nơi đây, những chuyến chở vũ khí bí mật tập kết để Ðội Biệt động đến nhận đưa đi đánh vào hang ổ của địch trong thị xã Cà Mau; nơi đây nhiều tổ biệt động đã từ xuồng dưới sông vào nhà rồi bí mật toả vào các trận đánh. Và cũng chính nơi đây, nhiều lần các chiến sĩ biệt động bị truy đuổi đã luồn vào, để rồi từ đây các anh, các chị lại an toàn trở về căn cứ, chuẩn bị cho những trận đánh mới. Cho dù địch có nghi ngờ theo dõi, nhưng cơ sở này an toàn hoạt động ngay trong lòng thị xã Cà Mau những năm tháng khó khăn nhất...

Ông Lời đã mất. Ông Huỳnh Văn Sơn - con trai của ông Lời, năm nay đã 67 tuổi, cháu ruột của chị Liên, kể lại: "Khi đưa thi thể chị Liên và cháu Nghiêm về nhà, chúng tổ chức theo dõi dữ lắm, nhưng gia đình, Nhân dân và một số đồng chí của ta đã thống nhất nói là chị Liên và cháu Nghiêm trên đường vào chợ, đến đó chẳng may gặp phải sự việc này".

Năm đó, ông Sơn cũng đã hơn 20 tuổi. Cha và ông đưa thi thể của cô và em về đặt ngay ở gian giữa nhà, sau đó mới đi tìm người đóng quan tài. Việc khâm liệm cô Liên và em Nghiêm trong 2 chiếc quan tài, 1 chiếc lớn, 1 chiếc nhỏ, rồi đưa đi an táng tại nghĩa trang khu vực của thị xã.

Chúng tôi hỏi, phần mộ của Hồ Thuý Nghiêm hiện nay ở đâu, ông bùi ngùi trả lời: Ngày quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ, gia đình không biết nên cho đến giờ ông cũng không biết phần mộ của Nghiêm.

Chúng tôi tìm về ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, đến mảnh đất, ngôi nhà mà những người anh hùng đã sinh sống, hoạt động ở đây. Hai ngôi nhà của 2 gia đình chị Liên và chị Kỷ sát nhau. Con trai út của chị Liên, Hồ Phương Hiệp hiện đang ở và thờ cúng chị. Ngôi nhà bên của gia đình chị Kỷ, chị Tư Hoa - chiến sĩ biệt động năm xưa, nay đã già yếu đang sinh sống tại đây.

Hồ Phương Hiệp, con trai út của chị Liên, theo bước cha mẹ, tham gia lực lượng công an từ những ngày sau giải phóng - 1979, đã tốt nghiệp Trung cấp An ninh. Anh đã có gần 10 năm trong ngành, luôn hoàn thành nhiệm vụ. Hiện nay, Hiệp làm ruộng, làm vuông trên phần đất vài công của gia đình. 

Khi được hỏi về phần mộ của Hồ Thuý Nghiêm, cả chị Tư và Hiệp đều nói trước đây mỗi dịp thanh minh đều đến nghĩa trang thắp nhang cho mẹ (chị Liên) và em Nghiêm, nhưng từ khi quy tập đến giờ thì không biết phần mộ của Nghiêm.

Dù còn nhỏ, nhưng tham gia trận đánh nổi tiếng của quê hương Cà Mau, Hồ Thuý Nghiêm đã hy sinh cùng mẹ và cô. Ðến bây giờ, Hồ Thuý Nghiêm vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ và phần mộ của Hồ Thuý Nghiêm không biết đang ở đâu?

Ðến Nghiã trang Liệt sĩ Cà Mau, thắp nén nhang trên phần mộ chị - Anh hùng LLVTND Huỳnh Thị Kim Liên. Trên bia mộ ghi cấp bậc của chị là Thượng sĩ; đơn vị công tác: Ðội Biệt động thành phố Cà  Mau và ngày hy sinh ghi trên bia lại là ngày 27/10/1970? (phần mộ của chị Liên đi từ ngoài vào, phía cầu thang cánh gà bên phải, hàng mộ thứ 5)…

Gần nửa thế kỷ đã qua, tiếng mìn của các chị - những người anh hùng  đánh vào Ty Cảnh sát An Xuyên ngày 3/4/1970 âm vang cùng lịch sử quê hương và đất nước. Sự quả cảm hy sinh của chị Huỳnh Thị Kim Liên, Hồ Thị Kỷ và Hồ Thuý Nghiêm mãi mãi là những tấm gương sáng ngời đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Quê hương Cà Mau hôm nay đã khác xưa nhiều, bên dòng sông xưa nơi đưa các chị đi vào từng trận đánh là những con đường trải nhựa lớn và đường bê-tông rợp bóng cây. Xã của các chị và một ngôi trường lớn ở thành phố Cà Mau đã mang tên Hồ Thị Kỷ, một ngôi trường tiểu học khang trang  mang tên Huỳnh Thị Kim Liên… Tên tuổi của các chị, tấm gương sống, chiến đấu, hy sinh cho đất nước đang soi cho lớp trẻ kế tục sự nghiệp cách mạng để xây dựng quê hương này, đất nước này ngày càng thêm giàu thêm đẹp như ước mơ đẹp của các chị, như sự hiến dâng của các chị cho cuộc sống bình yên và hạnh phúc hôm nay.

Chiến công của các chị mãi mãi âm vang và sống cùng quê hương đất nước, anh linh của các chị đã toả vào mạch sống của quê hương, ươm mầm cho hạnh phúc của các thế hệ mai sau. Những gì chưa làm tròn với các chị, với bé Nghiêm, với chị Liên, có lẽ là những trăn trở, trách nhiệm của thế hệ hôm nay./.

Nguyễn Thế Cường

相关内容
推荐内容