Khủng hoảng chính trị đã đẩy Sudan vào khốn khó khiến nhiều quốc gia nỗ lực tìm giải pháp để giải cứu. Người dân Sudan tuần hành phản đối cuộc đảo chính quân sự tại Khartoum. Ảnh: AFP/TTXVN Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Sudan Volker Perthes cho biết,ảiphpchấmdứtkhủnghoảngởbảng xếp hạng bi đang nỗ lực tìm giải pháp hòa giải với các bên liên quan ở Sudan. LHQ và cộng đồng quốc tế đề xuất trao cho ông Hamdok toàn quyền hành pháp và bổ nhiệm một chính phủ gồm các nhà kỹ trị. Đề xuất kêu gọi bãi bỏ Hội đồng Chủ quyền gồm 14 thành viên và chỉ định một hội đồng danh dự gồm 3 người. Các đảng phái chính trị, các nhóm vũ trang, quân đội sẽ có đại diện tại Quốc hội và quân đội sẽ tiếp tục lãnh đạo Hội đồng An ninh và Quốc phòng. Hoạt động này diễn ra một tuần sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự tại quốc gia Bắc Phi này. Ông Perthes đã gặp và thảo luận với Thủ tướng Abdalla Hamdok về các phương án hòa giải và con đường phía trước cho Sudan. Ông Perthes kêu gọi Sudan quay trở lại “quá trình chuyển đổi chính trị như trong giai đoạn trước ngày 25-10”, thời điểm diễn ra cuộc đảo chính. Ông Perthes đã bày tỏ mong muốn đẩy mạnh các nỗ lực để nhanh chóng đưa Sudan thoát khỏi khủng hoảng và trở lại trạng thái bình thường. Theo một thông báo từ Bộ Thông tin Sudan, Thủ tướng Hamdok cho biết việc khôi phục chính phủ của ông có thể mở đường cho một giải pháp tại Sudan, đồng thời từ chối đàm phán với các nhà cầm quyền quân sự. Sudan đã trải qua quá trình chuyển tiếp bấp bênh do những chia rẽ chính trị kể từ khi Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ vào tháng 4-2019. Kể từ tháng 8-2019, Sudan do Hội đồng tối cao gồm các đại diện quân sự - dân sự cùng điều hành đất nước. Ngày 25-10 vừa qua, quân đội Sudan đã bắt giữ hầu hết các thành viên nội các. Thủ tướng Hamdok cũng bị bắt giữ, nhưng sau đó đã được trả tự do. Tướng Abdel Fattah al-Burhan, thời điểm đó là người đứng đầu Hội đồng tối cao, đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời giải tán Hội đồng tối cao và chính phủ chuyển tiếp. Kể từ đó, người biểu tình đã đổ xuống đường phố ở Khartoum yêu cầu khôi phục chính quyền dân sự. Hệ lụy của các cuộc biểu tình đã làm ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 245 người bị thương trong một tuần bất ổn ở Sudan. Hiện người dân vẫn tiếp tục biểu tình để phản đối cuộc đảo chính của người đứng đầu quân đội Sudan, Trung tướng Abdel Fattah Al-Burhan cho đến khi các yêu cầu của họ được đáp ứng về một chính quyền dân sự. Trong một diễn biến liên quan, Tướng Burhan cho biết quân đội sẽ bổ nhiệm Thủ tướng đứng ra thành lập nội các chia sẻ quyền lãnh đạo đất nước với các lực lượng vũ trang. Quân đội cũng đã thành lập một ủy ban trung gian gồm các nhân vật có tiếng nói của Sudan. Ủy ban đã có các cuộc gặp với cả quân đội và phe dân sự và Đặc phái viên LHQ Perthes đóng vai trò dàn xếp thỏa thuận giữa các bên. Trong khi đó, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi các tướng lĩnh quân đội Sudan rút lại quyền kiểm soát đất nước và quay trở lại các thỏa thuận hợp pháp theo hiến pháp. Ông Guterres bày tỏ quan ngại về các vụ bạo lực chống lại những người biểu tình ở Sudan vừa qua. Hiện, Hội đồng Bảo an LHQ, Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arab cùng các cường quốc trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi khôi phục chính quyền chuyển tiếp do thành phần dân sự đứng đầu tại Sudan. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng ra tuyên bố nhấn mạnh “sự đồng lòng của quốc tế” lên án cuộc đảo chính, đồng thời kêu gọi quân đội Sudan ngay lập tức khôi phục các thể chế liên quan chính phủ chuyển tiếp và thả những người bị bắt giữ. Những động thái tích cực gần đây của các tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan sẽ là động lực giúp Sudan sớm chấm dứt khủng hoảng chính trị. HN tổng hợp |