| Thu hoạch mía ở Ninh Hòa - Khánh Hòa |
Trong vòng 33 năm qua,ộinhậpngànhmíađườtỷ số bóng đá nhà cái Thái Lan luôn là nước xuất khẩu đường lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil (năm 2017 xuất khẩu 8 triệu tấn). Tại Hội nghị Nhóm hành động về kỹ thuật của Liên minh mía đường ASEAN (bao gồm Việt Nam) mới đây, ông Klanarong Sriroth - Phó Giáo sư thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Kasetsart, kiêm Cố vấn Tập đoàn đường Mitr Phol (Thái Lan) chia sẻ: Ngành mía đường Thái Lan đã phát triển rất thành công nhờ có Luật Mía đường. Chính phủ Thái Lan đã có chính sách hai giá đường phù hợp, ấn định giá nội địa (quota A) cao hơn giá xuất khẩu (quota B và C), phân chia lợi nhuận hài hòa với 70% thuộc về nông dân, các nhà máy đường hưởng 30% nên đã khuyến khích được ngành mía đường phát triển mạnh mẽ. Lợi tức từ trồng lúa đang ngày càng thấp, cây mía phát triển thuận lợi hơn cây lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích nông dân trong vòng bán kính 50 km quanh các nhà máy đường chuyển trồng lúa sang trồng mía. Theo chính sách mới này, tại Thái Lan hiện đã có thêm 36 dự án nhà máy đường mới với tổng công suất thiết kế 300.000 tấn mía/ngày đang xúc tiến (hiện Thái Lan có 54 nhà máy đường), trong đó có 6 nhà máy mới đang xây dựng. Ước tính diện tích trồng mía của Thái Lan trong những năm tới sẽ tăng lên khoảng 1,8 triệu ha so với 1,6 triệu ha hiện nay. Thái Lan hiện có 54 nhà máy đường, tổng công suất thiết kế ép mía đạt một (01) triệu tấn/ngày, tổng diện tích mía là 1,6 triệu ha, sản lượng đường niên vụ 2017-2018 ước tính 12 triệu tấn, xuất khẩu 8 triệu tấn. Kinh nghiệm phát triển mía đường của Thái Lan là rất đáng tham khảo. |
Để thích ứng với hội nhập quốc tế, giá đường thế giới giảm và biến động khó lường, cuối năm 2016 Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch tái cấu trúc ngành mía đường theo hướng đem lại sự công bằng cho mọi thành phần tham gia. Trước mắt Thái Lan sẽ bãi bỏ quota, thả nổi giá đường, đồng thời xây dựng kế hoạch đến 2021 đổi mới Luật Mía đường, xác định các điều kiện để Thái Lan sử dụng mía và đường chế biến ethanol, plastic sinh học, hóa chất sinh học…, nâng cao tiêu chuẩn các nhà máy, ổn định giá cả, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ông Klanarong Sriroth cho biết, sản lượng mía của Thái Lan tăng trong những năm tới không phải để sản xuất thêm đường, mà để phục vụ đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía và đường. Đón đầu xu hướng phát triển này, Tập đoàn Mitr Phol đã ký kết liên doanh với Công ty Dynamic Food Ingredients của bang Colorado - Hoa Kỳ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất Erythritol, Xylitol, Methionine, Formic acid (những sản phẩm ngọt thiên nhiên) từ mía đường để cung cấp cho việc sản xuất các loại thực phẩm chức năng. Tập đoàn Mitr Phol cũng đang hợp tác với Công ty Biopetrolia và Đại học Chalmers của Thụy Điển sản xuất các loại men (yeasts) dùng trong công nghiệp chế biến và dược phẩm. Mitr Phol đã xây dựng được một tầm nhìn chiến lược tạo ra nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp sinh học sử dụng cây mía để khắc phục sụt giảm sản lượng tiêu thụ và giá đường giảm. Tập đoàn Mitr Phol cho biết, sẽ bỏ vốn đầu tư mạnh mẽ phát triển công nghệ sinh học, hợp tác với các đối tác tiên tiến của Hoa kỳ, Đức, Thụy điển, Nhật Bản… để chế biến những chế phẩm sinh học cần thiết của thế giới, chẳng hạn như các loại phân bón sinh học (bio-fertilizers). Nhìn về Việt Nam, sản lượng đường mới chỉ bằng 10% của Thái Lan (năm 2017 là trên 1,2 triệu tấn), diện tích mía khoảng 300.000 ha (chưa bằng 25% của Thái Lan), giá thành sản xuất mía và giá đường luôn cao hơn Thái Lan và nhiều nước khác, ngoài tiêu thụ nội địa đường Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, tồn kho luôn cao, năng lực cạnh tranh ngành mía đường yếu kém./. |