Nhã Trâm - Phan Giáp
BPO - Hiện nay,ốngsốtxuấthuyếgiải hạng 5 anh chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH) nên vai trò của các trạm y tế và cộng tác viên y tế ở khu dân cư rất quan trọng. Bên cạnh tuyên truyền người dân đẩy mạnh diệt lăng quăng, phòng bệnh... thì đây còn là lực lượng nòng cốt trong giám sát, phát hiện và phối hợp với y tế tuyến trên khống chế nhanh các ổ dịch SXH nhỏ trong cộng đồng.
Theo chân cán bộ, nhân viên trạm y tế và cộng tác viên y tế khu phố, ấp trong chiến dịch diệt lăng quăng, phòng chống SXH, chúng tôi thấy rõ sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ này. Cứ vào đợt cao điểm của dịch SXH là họ lại đến từng nhà dân để tuyên truyền, kiểm tra các vật dụng chứa nước và hướng dẫn người dân cách xử lý lăng quăng, bọ gậy không để phát sinh muỗi gây bệnh SXH, góp phần giảm tỷ lệ ca mắc và hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong do bệnh SXH.
Cán bộ Trạm Y tế phường Tân Phú (TP. Đồng Xoài) kiểm tra dụng cụ chứa nước của hộ gia đình trong chiến dịch diệt lăng quăng tại cộng đồng
Y sĩ Đỗ Thị Minh Thương, Trưởng trạm Y tế phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài chia sẻ: “Trong phòng, chống SXH thì ý thức người dân chiếm 80%. Hiện nay, người dân đã ý thức, trách nhiệm hơn trong phòng, chống bệnh SXH. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ chủ quan, ỷ lại, coi việc vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy là trách nhiệm của nhân viên y tế”.
Cán bộ Trạm Y tế và cộng tác viên y tế phường Tiến Thành (TP. Đồng Xoài) phát tờ rơi tuyên truyền và cho hộ dân ký cam kết thực hiện biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Ngoài đội ngũ nhân viên y tế xã, phường, trong phòng chống bệnh SXH còn có lực lượng cộng tác viên y tế ở khu dân cư. Đây thường là thành viên ban điều hành và các hội, đoàn thể ở khu phố, ấp đã được tập huấn kiến thức phòng, chống bệnh SXH hằng năm của ngành y tế thành phố. Gần như là “thổ địa” ở khu dân cư nên lực lượng này nắm rõ khu vực nào dễ phát sinh ổ dịch SXH. Qua đó, các lực lượng đã cho từng hộ gia đình ký cam kết thực hiện vệ sinh môi trường, loại trừ lăng quăng, diệt muỗi phòng ngừa bệnh SXH. Họ là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Trung tâm Y tế thành phố trong quá trình xử lý ổ dịch nhỏ, hạn chế phát sinh ổ dịch mới.
Lực lượng Trạm Y tế phường Tân Thiện (TP. Đồng Xoài) và cộng tác viên y tế phối hợp Trung tâm Y tế thành phố xử lý ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ tại khu dân cư
Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng ban công tác Mặt trận khu phố 4, phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài chia sẻ: “Chúng tôi xem đây là công việc thường xuyên, năm nào cũng triển khai thực hiện khi mùa mưa đến. Phòng, chống bệnh SXH cho cộng đồng là việc làm quan trọng nên chúng tôi luôn nỗ lực, nhiệt tình. Người dân cũng ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân nên mỗi khi chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường được phát động luôn hoàn thành, đạt kết quả cao”.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế TP. Đồng Xoài, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 249 ca mắc SXH, xuất hiện 26 ổ dịch SXH nhỏ và đã được xử lý.
Đối với công tác phòng, chống bệnh SXH thì vai trò của trạm y tế rất quan trọng. Đây là nơi gần dân nhất, biết rõ những khu vực nào vệ sinh môi trường không tốt, khu vực nào người dân có kiến thức về phòng, chống SXH... Từ đó, đưa ra phương án để thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh SXH trong cộng đồng. Bác sĩ NGUYỄN QUẾ PHƯƠNG, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Đồng Xoài |
Với thông điệp “Nhà nhà diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống bệnh SXH”, lực lượng y tế cơ sở trên địa bàn TP. Đồng Xoài đang hằng ngày nỗ lực bám nắm địa bàn, chủ động phòng, chống bệnh SXH. Mỗi người dân cần ý thức trong việc phát hiện, loại bỏ lăng quăng, vệ sinh môi trường, chung tay cùng y tế cơ sở phòng, chống bệnh SXH, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.