【nhan dinh empoli】Ngành Tài chính: Đã cắt giảm hàng nghìn thủ tục hành chính

时间:2025-01-12 17:56:28 来源:88Point

Những nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành Tài chính

Những nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành Tài chính được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Với hàng nghìn thủ tục đã cắt giảm,ànhTàichínhĐãcắtgiảmhàngnghìnthủtụchànhchínhan dinh empoli dư địa cắt giảm của ngành Tài chính trong thời gian tới không còn nhiều.

Đánh giá điều kiện đầu tư, kinh doanh của 21 ngành nghề

Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát cắt giảm 248 TTHC và đơn giản hóa đối với 962 TTHC. Tính từ năm 2016 đến ngày 10/5/2018, Bộ Tài chính đã rà soát cắt giảm 174 TTHC và đơn giản hóa 898 TTHC. Ngoài việc đơn giản hóa, cắt giảm các TTHC, Bộ Tài chính đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trong ngành giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa việc phải đi lại nhiều lần; khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về TTHC; đồng thời xử lý nghiêm cán bộ, công chức hành vi cửa quyền, phiền hà, nhũng nhiễu.

Cùng với đó, Bộ Tài chính tiếp tục khẩn trương chỉ đạo các đơn vị rà soát danh mục và nghiên cứu đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý. Bộ đã rà soát và đánh giá chi tiết toàn bộ các điều kiện đầu tư, kinh doanh của 21 ngành nghề thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Đối với một số điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hình thức giấy phép thành lập và hoạt động (lĩnh vực bảo hiểm, lĩnh vực chứng khoán), giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, kinh doanh casino, kinh doanh đặt cược, kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài, ...), yêu cầu về năng lực, trình độ, chứng chỉ đối với người hành nghề (dịch vụ làm thủ tục về thuế, dịch vụ làm thủ tục hải quan)..., việc rà soát cắt, giảm thủ tục đều được đặt ra nhằm mục tiêu đảm bảo cho việc kinh doanh, tài chính ổn định, phù hợp với tình hình phát triển của thị trường, đảm bảo trật tự, an toàn tài chính, an toàn xã hội.

Đề xuất cắt giảm, đơn giản 193 điều kiện kinh doanh

Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở 21 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ Tài chính đã tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để nghiên cứu đề xuất các phương án cắt giảm, đơn giản và kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Kết quả cụ thể: Tổng số điều kiện kinh doanh ban đầu là 370. Tổng số điều kiện kinh doanh đề nghị bãi bỏ là 99. Tổng số điều kiện kinh doanh đề nghị đơn giản hoá là 94. Tổng số điều kiện kinh doanh đề nghị cắt giảm, đơn giản là 193 (đạt 52,2% theo yêu cầu). Trong số các điều kiện đề xuất cắt giảm, đơn giản, lĩnh vực chứng khoán cao nhất với 78 điều kiện; tiếp đó là tài chính ngân hàng với 29 điều kiện; bảo hiểm là 28 điều kiện; lĩnh vực giá với 21 điều kiện; kế toán - kiểm toán là 19 điều kiện; hải quan 16 điều kiện và lĩnh vực thuế chỉ có 2 điều kiện.

Theo ông Phạm Thanh Hà, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã tiên phong cải cách từ năm 2014 đến nay, với hàng nghìn TTHC được rà soát cắt giảm và đơn giản hóa, nên còn ít dư địa để cắt giảm tiếp. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính có chức năng quản lý nhà nước nhiều lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao nên cần phải có điều kiện để quản lý tốt. Trên thực tế, hiện nay các điều kiện kinh doanh trong ngành Tài chính được ban hành khá phù hợp, nên hầu như không phát sinh vướng mắc hay gây khó dễ cho các đối tượng. Tuy nhiên, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát và đề xuất cắt giảm, đơn giản 193 điều kiện kinh doanh các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

Bảng 1

Việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh của ngành Tài chính trên thực tế không đơn giản như các ngành khác, bởi sẽ kéo theo sự thay đổi trong quy trình thực hiện từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Theo đó, một loạt các vấn đề cần xử lý như hiện đại hóa ngành, đào tạo nhân lực, độ trễ thời gian để quen với quy trình mới... là những thách thức ngành Tài chính phải đối mặt. Ông Phạm Thanh Hà cho biết, trên cơ sở ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ Tài chính sẽ xây dựng dự thảo sửa đổi các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh và trình Chính phủ đề xuất sửa đổi các luật trình Quốc hội để đưa vào chương trình xây dựng luật theo quy định.

Dự kiến Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để sửa đổi 5 luật (Luật Hải quan, Luật Giá, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Quản lý thuế) và 11 nghị định có liên quan đến điều kiện kinh doanh. Những tính toán tiết giảm về chi phí cho người dân và doanh nghiệp như thời gian, tiền bạc, sẽ được đánh giá trong hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị định./.

* Ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam:

Doanh nghiệp luôn kỳ vọng vào những bước cải cách của ngành Tài chính

Ông Tô Hoài Nam
Ông Tô Hoài Nam

Theo phương án của Bộ Tài chính đưa ra, tổng số điều kiện kinh doanh (ĐKKD) ban đầu trong lĩnh vực tài chính là 370 điều kiện; tổng số ĐKKD đề nghị cắt giảm, đơn giản là 193 điều kiện trong 7 lĩnh vực, chiếm 52,2%. Điều này thể hiện những nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc hướng đến tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp (DN). Cộng đồng DN đánh giá cao tinh thần, nỗ lực cải cách này của Bộ Tài chính.

Việc cắt giảm, đơn giản hóa những ĐKKD trong lĩnh vực tài chính đem lại những lợi ích thiết thực, trực tiếp cho cộng đồng DN, đặc biệt là DN nhỏ, siêu nhỏ - những đối tượng còn hạn chế về nhiều nguồn lực. Theo đó, DN không phải tốn chi phí, nguồn lực để thực hiện những thủ tục không cần thiết nữa. Mặt khác, việc gỡ bỏ một số rào cản trong quá trình gia nhập thị trường sẽ khuyến khích DN tham gia nhiều hơn vào các thị trường trong lĩnh vực tài chính. Để những lợi ích tích cực trên trở thành hiện thực, Bộ Tài chính cần sớm ban hành các văn bản pháp luật để triển khai phương án đề xuất trên. Thậm chí, trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý nhận thấy còn có những ĐKKD nào có thể tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa được thì cũng mạnh dạn bãi bỏ, đơn giản hóa.

Ngành Tài chính được đánh giá cao bởi những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, trong thời gian vừa qua. Từ phía cộng đồng DN, chúng tôi luôn kỳ vọng vào những bước cải cách tiếp theo của Bộ Tài chính, để DN được thụ hưởng nhiều hơn nữa những lợi ích từ quá trình cải cách của ngành Tài chính. Qua đó, DN cũng có động lực hơn trong sản xuất, kinh doanh để đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

* Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN):

Tổ chức kinh doanh chứng khoán, công chúng đầu tư sẽ trực tiếp hưởng lợi

Ông Trần Văn Dũng
Ông Trần Văn Dũng

Trong những năm qua, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) luôn chú trọng công tác cắt giảm và đơn giản thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Kết quả là với tổng số 148 điều kiện đầu tư kinh doanh ban đầu, UBCKNN đã kiến nghị Bộ Tài chính đề nghị bãi bỏ (cắt giảm) điều kiện đầu tư kinh doanh ban đầu là 38 (chiếm 25,67%); tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh đề nghị đơn giản hoá là 40 (chiếm 27,03%).

Để triển khai nhiệm vụ này, UBCKNN sẽ đưa vào chương trình xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi, theo Nghị quyết số 83 của Chính phủ. Do vậy, việc thực thi giải pháp sẽ được nghiên cứu đầy đủ trong quá trình soạn thảo Luật Chứng khoán sửa đổi và văn bản hướng dẫn thi hành.

Với việc cắt giảm và bãi bỏ điều kiện đầu tư kinh doanh tới đây, các đơn vị kinh doanh chứng khoán, công chúng đầu tư sẽ được trực tiếp hưởng lợi trong quá trình tham gia thị trường chứng khoán. Cụ thể, sẽ giảm điều kiện đăng ký ban đầu, trong đó bao gồm điều kiện về về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn đăng ký, nhân sự, cổ đông góp vốn…; đồng thời, giảm điều kiện về cấp phép các nghiệp vụ khi tham gia thị trường chứng khoán đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký). Duy Thái (thực hiện)

* Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Diện đối tượng rất lớn được thụ hưởng lợi ích

Ông Đậu Anh Tuấn
Ông Đậu Anh Tuấn

Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc thực hiện đúng, nghiêm túc những chỉ đạo của Chính phủ về yêu cầu phải cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh (ĐKKD) thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Đặc biệt, Bộ Tài chính là bộ quản lý nhiều lĩnh vực đặc thù, nhiều lĩnh vực quan trọng có chuyên môn tương đối sâu như thuế, kế toán, định giá… nhưng Bộ Tài chính cũng cố gắng đưa ra những phương án cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD, chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực này.

Nếu đánh giá tác động của việc cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD của các bộ, ngành đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN), Bộ Tài chính luôn luôn là số một. Bởi, ví dụ cắt giảm những ĐKKD thuộc lĩnh vực giao thông vận tải chỉ tác động đến một bộ phận DN vận tải ô tô; hay cắt giảm những ĐKKD trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng chỉ ảnh hưởng đến số ít những DN trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD trong lĩnh vực thuế, chắc chắn có một diện rất lớn các đối tượng được thụ hưởng, bao gồm gần 700 nghìn DN hoạt động chính thức, hơn 2 triệu hộ kinh doanh và rất nhiều người nộp thuế khác. Hay cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD trong lĩnh vực hải quan sẽ tác động đến khu vực có giá trị gần gấp đôi GDP của Việt Nam, vì hiện nay kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có giá trị hơn 170% GDP… Những điều trên cho thấy việc cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD trong lĩnh vực tài chính có một diện đối tượng rất lớn được thụ hưởng những lợi ích từ việc cắt giảm những ĐKKD này. Vì vậy, cộng đồng DN, các hộ kinh doanh rất trông chờ vào kế hoạch triển khai các phương án đề xuất này đi vào thực tế.

Về lý thuyết, chắc chắn khi cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD sẽ tạo điều kiện để nhiều DN tham gia vào các thị trường trong lĩnh vực tài chính hơn. Theo đó, trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý sẽ “nặng gánh” hơn. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý nặng hơn không có nghĩa là sẽ buông lỏng, ngược lại đòi hỏi cơ quan quản lý phải tạo ra được một thị trường kinh doanh bình đẳng và giám sát các DN tham gia vào thị trường đó, để tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các DN.

Với áp lực quản lý như vậy, tôi cho rằng cách thức quản lý cũng cần được thay đổi và chúng tôi cũng nhận thấy hiện nay ngành Tài chính cũng đã thay đổi cách thức quản lý theo hướng rất tích cực, hiện đại. Đó là áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, tức là không dùng những biện pháp quản lý áp dụng đồng đều cho tất cả các DN, mà chỉ tập trung quản lý, giám sát vào nhóm những DN có tiền sử vi phạm pháp luật hay có nguy cơ vi phạm pháp luật cao.

* Ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam:

Cắt giảm ĐKKD giúp thị trường phát triển mạnh mẽ

Ông Ngô Trung Dũng
Ông Ngô Trung Dũng

Tôi rất đồng tình và phấn khởi trước đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) trong lĩnh vực bảo hiểm (BH) của Bộ Tài chính. Điều này sẽ góp phần quan trọng, tạo điều kiện cho thị trường BH phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Trong số 28 đề xuất cắt giảm ĐKKD liên quan đến quy định về việc góp vốn, thành lập doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), điều kiện về nguyên tắc hoạt động đại lý BH…, tôi thấy hầu hết là hợp lý. Tuy nhiên, cũng có một số điểm cần cân nhắc thêm. Ví dụ, chúng tôi đề xuất bỏ quy định phải góp vốn bằng tiền, hay bỏ quy định điều kiện về người quản trị, điều hành DNBH. Thực tế, đặc thù của hoạt động BH vốn góp luôn phải bằng tiền để thực hiện cam kết với người tham gia BH; hay vì đặc thù quản lý của DNBH, người quản trị, điều hành cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định. Vì vậy, nên chăng quy định cho phép góp vốn không phải bằng tiền ở một tỷ lệ nào đó, còn lại vẫn phải góp vốn bằng tiền; bỏ bớt quy định tiêu chuẩn với một số vị trí, ví dụ như thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên chứ không bỏ quy định với tất cả các vị trí quản trị, điều hành.

Ngoài ra, một số quy định khác cũng nên được xem xét cắt giảm như: Bỏ quy định DNBH phải đăng ký hợp đồng mẫu BH nhân thọ tại Bộ Công thương, theo Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, để phù hợp với tinh thần đơn giản thủ tục hành chính “một cửa”. Đây cũng là kiến nghị mà cộng đồng các DNBH nhân thọ đã gửi tới Chính phủ, đề nghị việc phê chuẩn sản phẩm BH “một cửa”, tức là Bộ Tài chính đã thực hiện việc phê chuẩn sản phẩm BH thì DNBH không cần thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng mẫu với Bộ Công thương...

Nhóm PV (thực hiện)

推荐内容