【kèo nhà cái world cup trực tiếp】Nguy cơ dịch bệnh bùng phát dịp cận Tết
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN
Khoảng 1 tháng gần đây,ơdịchbệnhbùngphátdịpcậnTếkèo nhà cái world cup trực tiếp cả nước ghi nhận hơn 12.000 ca mắc mới COVID-19. Bộ Y tế đánh giá, tình hình dịch COVID-19ở các địa phương tiếp tục được kiểm soát; chiến dịch tiêm chủng đã đạt kết quả khả quan, tỷ lệ bao phủ vaccine của Việt Nam đã ở mức rất cao và là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Mặc dù vậy, Bộ Y tế nhận định, dịch COVID-19 vẫn là mối nguy hiểm thường trực. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, dự báo dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, giai đoạn khẩn cấp của đại dịch vẫn chưa kết thúc; các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Hiện cả nước vẫn ghi nhận hàng trăm ca mắc mới mỗi ngày; nhiều ca nặng phải thở ô xy và vẫn ghi nhận rải rác ca tử vong do COVID-19.
Trong khi đó, sự xuất hiện, tiến hóa của các biến thể mới dẫn đến miễn dịch giảm theo thời gian, xu hướng dịch khó dự báo. Tỷ lệ bao phủ vaccine mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trung bình toàn quốc hiện tại vẫn chưa cao. Mặc dù công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 liên tục được đẩy mạnh và duy trì nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người dân vẫn còn lo ngại về tác dụng phụ, phản ứng sau tiêm, chất lượng và hiệu quả của vaccine. Tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên tại một số tỉnh, thành phố còn thấp.
Cùng với COVID-19, dịch sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đang đến, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan.
Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết đã có dấu hiệu giảm trên phạm vi cả nước, nhất là miền Bắc đã bước vào mùa lạnh, các đợt rét đậm, nhiệt độ giảm sâu đã hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết, giảm sự lây lan nhưng số ca mắc vẫn cao, còn nhiều ổ dịch hoạt động, tức là vẫn có nguy cơ lây lan.
Tại Hà Nội, trong tuần giữa tháng 12/2022, thành phố vẫn ghi nhận trên 1.100 ca mắc sốt xuất huyết và có thêm 2 ca tử vong. Tuy số ca mắc đã giảm so với giai đoạn cao điểm nhưng vẫn còn khá cao tại 30 quận, huyện, thị xã. Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, hiện nay, thời tiết đã chuyển sang mùa lạnh với mức nhiệt độ không thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, dự báo số mắc sốt xuất huyết sẽ giảm dần trong thời gian tới. Tuy nhiên, thành phố vẫn phải tiếp tục duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai những hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.
Tại TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận số trẻ em mắc viêm màng não đang gia tăng. Các chuyên gia nhận định số trẻ mắc viêm màng não sẽ tiếp tục tăng từ giờ tới các tháng đầu năm 2023. Vào những tháng cuối năm, các bệnh viện nhi đồng tại TPHCM, như Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) ghi nhận số ca mắc tăng nhanh so với thời gian trước.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, nếu như trong tháng 8 và 9, mỗi ngày trung bình Khoa Nhiễm điều trị cho 10-12 bệnh nhi mắc viêm màng não, thì từ tháng 10 đến nay, số ca đã tăng đột biến, với 20-25 ca mỗi ngày. Trong số này có nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1, lượng bệnh nhi điều trị viêm màng não tại Khoa Nhiễm thần kinh có xu hướng tăng, có nhiều ca nặng phải phẫu thuật.
Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các đơn vị chuyên môn theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19. Tập trung tăng cường công tác phòng, chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Adenovirus, cúm, cúm gia cầm, đậu mùa khỉ...
TheoĐại đoàn kết