88Point88Point

【union berlin – frankfurt】Có an dân, có mọi thành công

Có an dân, có mọi thành công
Chính sách, pháp luật sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi an toàn bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp. Ảnh: TL

Bảo vệ toàn dân

Dự báo thời gian tới, kinh tế thế giới nói riêng và tình hình quốc tế nói chung có thể sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn, thách thức mới; ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tiếp tục phải đối mặt với không ít những hạn chế, yếu kém và nhiều khó khăn, thách thức lớn; Trung ương Đảng đặc biệt quan tâm trong những tháng còn lại của năm 2023 và năm 2024 - năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; cần tập trung ưu tiên thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Không hình sự hóa quan hệ kinh tế

Hai ngày sau bế mạc Trung ương 8, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Nghị quyết 41 nêu rõ yêu cầu hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến; bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hoá quan hệ kinh tế.

Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao ban hành nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới với nhiều nội dung kế thừa và đổi mới, bổ sung, phát triển quan trọng so với Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI.

Hội nghị lần này cũng đã bổ sung, phát triển, làm rõ hơn những nhận thức mới trong bối cảnh tình hình mới, yêu cầu nhiệm vụ mới, khẳng định: Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, vì con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta; xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải luôn lấy con người làm trung tâm; coi đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển; cần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chính sách xã hội, trong đó nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nguồn lực của xã hội là quan trọng; kết hợp nội lực với ngoại lực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Chính sách xã hội phải hướng tới toàn dân, bảo đảm toàn diện, công bằng, hiện đại, bao trùm, bền vững; an sinh xã hội phải được chú trọng hơn nữa và bảo đảm sự linh hoạt, thích ứng với các tình huống xấu xảy ra trên diện rộng (như dịch Covid-19), bảo vệ toàn dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bài học về vượt khó

Trong phát biểu đề dẫn tại Diễn đàn Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, diễn ra vào tháng trước, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhận định: “Nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi song đang đứng trước nhiều thách thức lớn, có những mặt còn trở nên nghiêm trọng hơn so với năm trước, cuối năm còn khó khăn hơn đầu năm, đòi hỏi chúng ta cần có những quyết sách chủ động, ứng phó linh hoạt, sáng tạo để duy trì đà tăng trưởng, có thể “lội ngược dòng” thành công”.

Đề cập đến những điều kiện để có thể lội ngược dòng thành công, ông Thắng nêu lên bài học về vượt khó và càng trong khó khăn, càng cần phải chú ý đến mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, tích cực hỗ trợ những người lao động, người nghèo trước nguy cơ bị mất việc làm, thu nhập giảm sút và giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu gia tăng.

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, đây cũng là dịp để phát huy vai trò của hệ thống chính sách giảm nghèo, bảo đảm an ninh và an sinh xã hội, những mô hình độc đáo, nhân văn như tín dụng chính sách xã hội trong việc mang lại sinh kế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống cho người dân có thu nhập thấp, thúc đẩy bình đẳng giới, giúp đảm bảo an sinh, trật tự và an toàn xã hội, nhất là ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hàng loạt các chính sách an sinh xã hội đang được Quốc hội, Chính phủ cấp tập xem xét chỉnh sửa trong Kỳ họp thứ 6 sẽ diễn ra vào cuối tháng 10, như Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi)… Đặc biệt là việc khẩn trương sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) khi nổi lên trong thời gian qua là tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần do đời sống quá khó khăn, dù biết rút là thiệt đủ đường nhưng người lao động vẫn ồ ạt rút.

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chính phủ trình 2 phương án. Phương án 1 như luật hiện hành cho phép rút, nhưng khi luật sửa đổi có hiệu lực sẽ không được rút; phương án 2 là cho rút 50% số tiền người lao động đã đóng. Phương án nào cũng có ưu điểm, nhược điểm và cần đánh giá thật kỹ. Thực tế, khi tham vấn người lao động có rất nhiều ý kiến khác nhau về các phương án này.

Quan điểm của Ủy ban Xã hội của Quốc hội với tư cách là cơ quan thẩm tra là: dù chọn phương án nào mục đích cũng phải là bảo đảm an sinh xã hội lâu dài. Ngoài giải pháp trực tiếp là sửa Luật Bảo hiểm xã hội, cần có các giải pháp gián tiếp như có cơ chế tín dụng để người lao động dễ dàng tiếp cận trong lúc khó khăn, hoặc có chính sách để tạo việc làm ổn định vì khi đó người lao động sẽ không có lý do gì phải rút bảo hiểm xã hội một lần.

Mở rộng toàn bộ các chính sách xã hội

Nếu như Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI chỉ đề cập đến một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 thì lần này, Nghị quyết mới đã mở rộng ra toàn bộ các chính sách xã hội, tập trung vào đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cách tiếp cận cũng được điều chỉnh, từ bảo đảm và ổn định sang ổn định và phát triển; gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội.

赞(561)
未经允许不得转载:>88Point » 【union berlin – frankfurt】Có an dân, có mọi thành công