TheụcầuvượtbiểndàinhấtViệtNamsaisótkỹthuậtSửachữjuarezo ông Bùi Huy Kiểm, Trưởng phòng dự án 3, Ban quản lý dự án 2 (Bộ GTVT), một số sai sót kỹ thuật được Hội đồng nghiệm thu nhà nước chỉ ra đã được các nhà thầu thi công khắc phục. Cụ thể, với 15 trong số 1.330 vị trí nối các đốt dầm bê tông đúc sẵn được làm kín bằng keo Epoxy có hiện tượng thấm nước, nhà thầu đã vệ sinh làm sạch nước thấm trong dầm hộp, khắc phục xong bằng cách bơm keo Epoxy đông cứng chậm để làm kín. Với trường hợp 1 dầm chữ T của cầu sông Cấm thuộc dự án cao hơn 5cm so với các dầm còn lại, đại diện Ban quản lý dự án 2 cho biết theo thiết kế, độ dốc ngang mặt cầu sông Cấm được cấu tạo bằng độ dốc ngang của cánh dầm T. Do vậy, mặt trên bản cánh dầm được thiết kế có độ nghiêng, chiều dày 2 bên cánh dầm khác nhau nhằm tạo độ dốc ngang mặt cầu. Tuy nhiên, trong quá trình đúc, 1 phiến dầm có chiều dày bản cánh lớn hơn so với thiết kế, độ dốc ngang thực tế chưa đạt 2% như yêu cầu khiến khi lắp đặt dầm vượt cao độ khoảng 5cm so với các dầm còn lại. Để bù độ chênh lệch của dầm, nhà thầu đề xuất biện pháp sử dụng vữa Sika không co ngót, cường độ cao để bù phụ tại những vị trí chênh cao độ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi thi công chống thấm, thảm bêtông nhựa mặt cầu. Bên cạnh đó, những vị trí bê tông nhựa của công trình chưa đạt độ bằng phẳng, tư vấn giám sát và nhà thầu kiểm tra tổng thể, hoàn thiện đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật. Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện đang trong quá trình được sửa chữa các lỗi kỹ thuật. Ảnh: Thanh niên |