【nhan dinh tran dau】Lắng nghe “Tiếng nói từ lòng đất”...
作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 17:06:43 评论数:
Một trong những hoạt động văn hóa nổi bật trong những ngày khắp nơi tổ chức chào mừng kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2019) là triển lãm chuyên đề Khảo cổ học “Bình Dương - Tiếng nói từ lòng đất”. Hoạt động do Sở Văn hóa,ắngngheTiếngnóitừlòngđấnhan dinh tran dau Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức hôm nay (24-4), tại Bảo tàng tỉnh nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh nhà...
Ý nghĩa việc triển lãm chuyên đề
Trước đây, việc triển lãm chuyên đề Khảo cổ học “Bình Dương - Tiếng nói từ lòng đất” đã được tổ chức tại Bảo tàng tỉnh, Khu di tích lịch sử Tam giác sắt nhân các ngày lễ lớn, Ngày Di sản văn hóa. Ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng về việc làm của mình, cán bộ ở bảo tàng luôn cố gắng trong công tác bảo vệ, trưng bày và giới thiệu đến đông đảo người thưởng lãm. Việc trưng bày các hiện vật khảo cổ giúp chúng ta tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của cư dân xưa. Qua trưng bày, bức tranh về đời sống của “Người Bình Dương” ngàn năm trước được phác họa: “Người Bình Dương” cổ xưa đã có một trình độ nhất định về tư duy và kỹ thuật trong việc tạo dựng và tổ chức cuộc sống. Nhìn lại tiền nhân, mỗi một người Bình Dương hôm nay hãy nỗ lực hơn nữa để tạo cho mình một cuộc sống sung túc trong xã hội hiện đại, một xã hội cách người xưa gần 3.500 năm lịch sử. Đó là thông điệp của cuộc trưng bày chuyên đề “Khảo cổ học Bình Dương - Tiếng nói từ lòng đất” mà Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Bình Dương mong muốn được gửi đến mọi người.
Khách tham quan đang lắng nghe thuyết minh về chuyên đề Khảo cổ học “Bình Dương - Tiếng nói từ lòng đất”
Theo ông Lê Văn Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, việc trưng bày chuyên đề “Khảo cổ học Bình Dương - Tiếng nói từ lòng đất” nhằm tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống của dân tộc, phát huy giá trị di sản văn hóa theo Luật Di sản văn hóa. Hoạt động có mục đích giới thiệu đến khách tham quan một cách khái quát về văn hóa thời tiền - sơ sử trên mảnh đất Bình Dương cách ngày nay từ 3.500 - 1.800 năm. Qua đó, gợi mở việc tìm hiểu về nguồn gốc các cộng đồng dân cư cổ Bình Dương đối với thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ nhận thức được sự năng động, sáng tạo của người xưa qua những hiện vật từ lòng đất. Trưng bày hiện vật còn mang ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống của dân tộc, phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt di sản văn hóa là bảo vật quốc gia. Hình thức trưng bày theo tiến trình lịch sử, căn cứ vào niên đại các di tích lần lượt thể hiện nội dung trưng bày bắt đầu từ di tích Hàng Ông Đụng - Hàng Ông Đại, di tích Cù Lao Rùa, di tích Mỹ Lộc, di tích Dốc Chùa và sau cùng là di tích Phú Chánh với điểm nhấn là bảo vật quốc gia “Mộ chum gỗ nắp trống đồng”.
Bình Dương có bảo vật quốc gia thứ 2
Hôm nay (24-4), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức trọng thể triển lãm chuyên đề “Khảo cổ học Bình Dương - Tiếng nói từ lòng đất” và công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia. Đây cũng là niềm vinh dự lớn cho tỉnh nhà và khảo cổ học Bình Dương. Hoạt động này còn là dịp ghi nhận kết quả tổng hợp của nhiều nhà khoa học sau hơn 30 năm nghiên cứu, với sự đầu tư từ Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh. |